1. Cọ rửa và đậy kín các lu, khạp,… chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. 2. Ngủ mùng; mặc quần dài, áo tay dài để phòng muỗi đốt. 3. Thả cá vào các vật dụng chứa nước để diệt lăng quăng, phòng bệnh sốt xuất huyết. 4. Lật úp các vật dụng phế thải chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. 5. Bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào chén nước kê chân tủ. 6. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và các đợt phun hóa chất diệt muỗi. 7. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. 8. Nhà nhà diệt muỗi, diệt lăng quăng để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Cách tránh viêm xoang tái phát mùa mưa bão

 

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang bao gồm: Chảy dịch nhầy xuống cổ họng; chảy dịch mũi màu vàng, xanh lá cây, hay nghẹt mũi; căng tức vùng mặt nhất là quanh mũi, mắt và trán.

Nguyên nhân khiến viêm xoang tái phát

Những ngày này, dự báo thời tiết miền Bắc cục bộ mưa rất to ở vùng núi và trung du, Nam bộ và Tây Nguyên ngày nắng, mưa rào vài nơi…Khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể con người luôn tự điều chỉnh để thích nghi, nhưng khi cơ thể không thích ứng kịp hoặc người sức đề kháng yếu thì điều tiết chậm, gây nên bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi xoang.

viem-xoang-16914665989601311784277

Những người bị viêm xoang thường có các triệu chứng tăng thêm và cảm thấy khó chịu vào mùa mưa. Ảnh minh họa

Ngoài ra, khi mưa nhiều, độ ẩm môi trường luôn ở mức cao, người có cơ địa nhạy cảm, niêm mạc đường hô hấp dễ bị kích ứng bởi sự thay đổi này. Độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút, nấm mốc phát triển gây bệnh. Áp suất khí quyển đặt thêm áp lực lên cơ thể, áp lực này được cảm nhận rõ ở những cơ thể nhạy cảm. Đau đầu do khí áp có thể kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày. Do đó, những người bị viêm xoang thường có các triệu chứng tăng thêm và cảm thấy khó chịu vào mùa mưa.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang bao gồm: Chảy dịch nhầy xuống cổ họng; chảy dịch mũi màu vàng, xanh lá cây, hay nghẹt mũi; căng tức vùng mặt nhất là quanh mũi, mắt và trán. Đau đầu và hoặc đau răng hoặc tai, hơi thở hôi, ho; mệt mỏi và sốt.

edit-viem-xoang-1691466665424183964851

Khi bệnh nhân bị tái phát viêm xoang hoặc bệnh trở nặng hơn vào mùa mưa cần đến bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời. Ảnh minh họa

Phòng tránh viêm xoang tái phát mùa mưa bão

Mặc dù không thường xuyên xảy ra nhưng viêm xoang không được điều trị có thể gây viêm màng não hoặc nhiễm trùng não, mắt hoặc xương gần đó. Do đó, khi bệnh nhân bị tái phát viêm xoang hoặc bệnh trở nặng hơn vào mùa mưa cần đến bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

Để viêm mũi xoang không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bạn, hãy chủ động phòng tránh bệnh bằng các biện pháp:

- Tránh bị dính nước mưa, cảm lạnh. Luôn mang theo dù, áo mưa vào mùa mưa.

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày.

- Rửa tay thường xuyên.

- Chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất.

- Rèn luyện thân thể thường xuyên.

- Thường xuyên vệ sinh điều hòa và điều chỉnh ở chế độ vừa phải, không chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ ngoài trời.

- Hạn chế dùng các chất gây mùi trong nhà như: Nước giặt, xả mùi mạnh, nước xịt phòng…vì đó có thể là nguyên nhân kích thích đường thở, ảnh hưởng tới mũi, xoang.

- Hạn chế hút thuốc.

- Khi có các dấu hiệu bất thường như: Chảy mũi, ngạt mũi kéo dài hoặc các biểu hiện như: Đau đầu, sưng mắt, lồi mắt, nhìn mờ... phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

ThS. BS. Đỗ Thu Trang 

                                                                                                 www.suckhoedoisong.vn 

TÌM KIẾM

LIÊN KẾT WEBSITE



1

phong