1. Cọ rửa và đậy kín các lu, khạp,… chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. 2. Ngủ mùng; mặc quần dài, áo tay dài để phòng muỗi đốt. 3. Thả cá vào các vật dụng chứa nước để diệt lăng quăng, phòng bệnh sốt xuất huyết. 4. Lật úp các vật dụng phế thải chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. 5. Bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào chén nước kê chân tủ. 6. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và các đợt phun hóa chất diệt muỗi. 7. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. 8. Nhà nhà diệt muỗi, diệt lăng quăng để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Bỗng dưng bị ngất có nguy hiểm?

 

Ngất hay (còn gọi là bất tỉnh) là tình trạng mất ý thức một cách tạm thời, có thể hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng mà không cần phải can thiệp gì.

Ngất là tình trạng người bệnh bị mất ý thức trong một thời gian ngắn do huyết áp thấp làm máu không kịp lên tới não, hoặc do tim không thực hiện hoạt động bơm đủ máu có oxy lên não.

Người bệnh sẽ hồi tỉnh sau vài giây và cảm thấy bình thường trở lại, nhiều trường hợp cảm thấy rất mệt mỏi sau khi tỉnh lại. Vi thế bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ngất xỉu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên cần phải phân biệt được ngất do bệnh lý hay ngất như đã nói ở trên.

bi-ngat-16894819806561888260696

Ngất là tình trạng mất ý thức một cách tạm thời, có thể hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng mà không cần phải can thiệp gì

Nguyên nhân, yếu tố gây ngất

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con người bị ngất xỉu đột ngột, đó là:

Quá sợ hãi, đau đớn, hoảng loạn hoặc suy sụp tinh thần.

Vận động nặng.

Bị hạ huyết áp, đứng lâu, ăn quá ít… cũng bị ngất.

Hạ đường huyết, căng thẳng thân thần kinh, ngã đột ngột, đánh vào đầu, uống quá nhiều bia rượu cũng bị ngất.

Huyết khối tĩnh mạch (trong tĩnh mạch tụ máu đông) làm nghẽn mạch não nên máu không thể truyền lên não.

Thiếu máu.

Mất nước.

Các các bệnh về tim mạch, huyết áp.

Những yếu tố dưới đây cũng khiến bạn bị ngất đột ngột:

 Đứng lâu hoặc nằm lâu và đứng dậy đột ngột

 Hiến máu quá nhiều

 Thần kinh căng thẳng

 Huyết áp thấp

Mắc các bệnh tim mạch

Chẩn đoán và điều trị ngất đột ngột

Một số tình trạng giống với ngất cần phải chẩn đoán phân biệt như: ngộ độc cấp, co giật, động kinh, hạ đường huyết, tăng thông khí… Tất cả các tình trạng này không có hiện tượng giảm tưới máu não.

Chẩn đoán phân biệt với các trường hợp giống ngất, xác định có bệnh tim thực tổn hay không và chẩn đoán nguyên nhân gây ngất giúp cho việc tiên lượng, từ đó có biện pháp dự phòng ngất có hiệu quả.

Phương pháp điều trị ngất xỉu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngất, người bệnh có thể được yêu cầu phải ghi lại nhật ký các tình huống ngất xảy ra. Nếu cơn ngất xỉu tái phát hoặc người bệnh không thể hồi phục hoàn toàn sau ngất thì cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức, để có hướng xử trí kịp thời.

Dựa vào nguyên nhân gây ngất với mục đích dự phòng ngất tái phát, ngất do nguyên nhân tim mạch thường là nguy hiểm, có thể gây tử vong nhưng điều trị lại khá hiệu quả với các phương pháp: cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, cấy máy phá rung, điều trị RF, can thiệp tái thông động mạch vành, phẫu thuật…

Trong khi đó ngất qua trung gian thần kinh ít nguy hiểm nhưng lại không có phương pháp điều trị đặc hiệu như: chế độ ăn mặn, chế độ tập luyện để tránh tụt huyết áp tư thế, sử dụng một số thuốc như chẹn beta giao cảm, kích thích alpha giao cảm, corticoids…

Thông thường, người bị ngất xỉu đột ngột sẽ tự hồi phục sau khi tuần hoàn não phục hồi, trong trường hợp bị ngất là do tim bơm không đủ máu thì cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm để kiểm tra. Đối với những người thường xuyên bị ngất xỉu thì có thể tạo dựng lại thói quen sinh hoạt để hạn chế tình trạng bằng cách: uống đủ nước; không được nhịn đói...

bi-ngat-1-16894819804932137843220

Khi sơ cứu bệnh nhân bị ngất cần đặt bệnh nhân nằm ngửa, để phần chân cao hơn đầu

Lời khuyên của bác sĩ

Ngất không phải là bệnh hiểm nghèo, thế nhưng người hay bị ngất không rõ nguyên nhân và thường xuyên tái phát thì nên đến ngay bệnh viện thăm khám để tìm được đúng căn nguyên và điều trị bệnh kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra khi đã quá muộn.

Bạn cũng có thể phòng ngừa ngất bằng cách sau:

Thay đổi cách sinh hoạt và lối sống: Không nhịn đói, uống đủ nước.

Khi sơ cứu cho người ngất, không nên tập trung quá nhiều người và sơ cứu cho bệnh nhân đúng cách: đặt bệnh nhân nằm ngửa, để phần chân cao hơn đầu. Nếu bệnh nhân vẫn còn thở và không có thương tích gì nghiêm trọng thì tiến hành nâng hai chân bệnh nhân lên cao hơn tầm của tim, khoảng 25 - 30cm. Trường hợp, bệnh nhân bị ngất té ngã và bị thương thì cần phải tiến hành xử lý nhằm giảm vết sưng hoặc cầm máu.

Nới lỏng những phần quần/áo quá bó sát vào cơ thể.

Nếu thấy có dấu hiệu mệt hãy ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi một thời gian cho cơ thể hồi phục và tỉnh táo trở lại.

Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tuyệt đối không được đứng dậy quá nhanh để đề phòng khả năng bị ngất xỉu.

BS. Hải Nguyên

Nguồn:suckhoevadoisong

TÌM KIẾM

LIÊN KẾT WEBSITE



1

phong