1. Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khi tới lượt là biện pháp an toàn giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu. 2. Để được bảo vệ liên tục người dân cần nhanh chóng tiêm các mũi nhắc vắc xin phòng COVID - 19 đúng quy định! 3. Tiêm ngừa COVID-19 mũi nhắc: duy trì miễn dịch, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong. 4. Tiêm vắc xin phòng COVD-19 mũi 3, mũi 4 là hết sức cần thiết. 5. Vắc xin ngừa COVID - 19: tiêm nhắc đúng lịch, duy trì miễn dịch.

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế tại tỉnh Sóc Trăng

 

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Sóc Trăng đã xác định việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số vào hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính tỉnh nhà theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29/12/2021 của Tỉnh uỷ Sóc Trăng. Chính vì thế, ngành Y tế không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác khám, điều trị cho bệnh nhân, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

2

Chuyển giao một kỹ thuật mới từ tuyến trên tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng

Lĩnh vực y tế dự phòng tuyến tỉnh có Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Ở lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng gồm 05 đơn vị tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện chuyên khoa Sản – Nhi, Bệnh viện chuyên khoa 27 Tháng 2, Bệnh viện 30 Tháng 4 và Bệnh viện Quân Dân y. Lĩnh vực chuyên ngành gồm 05cơ quan, đơn vị tuyến tỉnh: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; Trung tâm Pháp y; Trung tâm Giám định y khoa. Ở lĩnh vực vừa khám bệnh vừa phòng bệnh tuyến huyện, thị xã, thành phố có 11 Trung tâm Y tế. Tổng nhân lực toàn ngành là 4.716 người, trình độ đại học và sau đại học chiếm 37,6%. Tiên phong trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số vào các hoạt động đơn vị là Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi và một số cơ quan, đơn vị ở lĩnh vực y tế dự phòng và chuyên ngành.

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

3

Cứu sống bệnh nhân (ở tỉnh Bạc Liêu) nhờ kỹ thuật ECMO

Đối với Bệnh viện Đa khoa - là đơn vị bệnh viện hạng I đầu tiên của tỉnh, với cơ sở hạ tầng khang trang và trang thiết bị được đầu tư hiện đại cũng như công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ luôn được chú trọng hàng đầu. Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng đã được chuyển giao và ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật cao, hiện đại từ tuyến trên, như: ứng dụng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (kỹ thuật ECMO); can thiệp mạch vành, thần kinh; nội soi khớp gối; kỹ thuật thẩm tách siêu lọc máu (HDF Online); kỹ thuật đốt u bằng vi sóng; ... góp phần cứu sống rất nhiều trường hợp thập tử nhất sinh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Lĩnh vực ngoại khoa, nội khoa, y học cổ truyền và phục hồi chức năng được bổ sung phác đồ điều trị mới từ các nước tiên tiến, được chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên và được ứng dụng, phát triển tại Bệnh viện nên các bệnh lý trước đây gần như phải chuyển tuyến thì giờ đây đã được điều trị tại Bệnh viện. Từ năm 2016, Bệnh viện đã đưa vào vận hành hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện với rất nhiều Module chuyên biệt, như: quản lý kê đơn thuốc ngoại trú, quản lý bệnh nhân nội trú, thanh quyết toán bảo hiểm y tế, quản lý xét nghiệm, quản lý tài chính và quản lý ngân hàng máu đã giúp công tác quản lý khám chữa bệnh, quản lý chất lượng bệnh viện được nâng cao đáng kể. Đến giai đoạn dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, Bệnh viện đã áp dụng khai báo y tế trực tuyến, đo thân nhiệt tự động, hệ thống nhận dạng vân tay cho người nhà bệnh nhân nuôi bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh; xây dựng và triển khai Đề án khám, chữa bệnh từ xa, tổ chức tư vấn, khám, chữa bệnh cho người dân bằng nhiều hình thức từ trực tiếp tại khoa, phòng khám bệnh đến gián tiếp qua các kênh truyền thông của Bệnh viện, như: website, fanpage, zalo page, nhắn tin hẹn tái khám,… giúp cho người dân có thêm nhiều lựa chọn cách tiếp cận thông tin. Thời gian tới, Bệnh viện tiến đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng trang thiết bị hiện đại, áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử để trở thành một bệnh viện thông minh, góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi, cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích hiện đại cho người dân trong và ngoài tỉnh.

4

Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng

Đối với Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi, đây là Bệnh viện tuyến chuyên môn cao nhất của tỉnh về khám, chữa bệnh trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa. Bệnh viện luôn ý thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em trên địa bàn tỉnh. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Bệnh viện luôn dành ưu tiên hàng đầu cho việc đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ khám chữa bệnh gắn với đa dạng hóa các dịch vụ y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân và người nhà. Chú trọng cải thiện, hoàn chỉnh quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật; đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật chuyên khoa mới trong công tác khám chữa bệnh, nhất là phát triển các kỹ thuật về cấp cứu, chẩn đoán điều trị cho bà mẹ và trẻ em. Theo đó, Bệnh viện đã thực hiện được các xét nghiệm tầm soát ung thư, xét nghiệm tầm soát trước sinh, các xét nghiệm nội khoa, phẫu thuật viêm ruột thừa bằng phương pháp nội soi, sanh không đau,…; sử dụng máy siêu âm cao tần trong phẫu thuật nội soi và mổ hở, giúp mổ nhanh, hạn chế mất máu, hạn chế tai biến trong phẫu thuật, hạn chế vật tư tiêu hao, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm chi phí điều trị cho người bệnh. Bệnh viện còn áp dụng công nghệ 4.0 trong khám chữa bệnh và chỉ đạo tuyến qua hình thức trực tuyến, góp phần tạo thuận lợi hơn cho người bệnh, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hạn chế đi lại trên địa bàn tỉnh. 

5

Phẫu thuật thành công trường hợp u xơ tử cung trong dây chằng rộng

Trong lĩnh vực y tế dự phòng và các chuyên ngành, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật xét nghiệm giúp giám sát, phát hiện dịch chủ động; ứng dụng các kỹ thuật, thiết bị phục vụ giám sát đo lường, kiểm dịch vệ sinh môi trường lao động, giám sát kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm;... Ứng dụng các phần mềm của Bộ, Ngành trong việc quản lý nhập - xuất vaccine, trả các kết quả xét nghiệm, cập nhật thông tin tiêm chủng cho người dân,…

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị trực thuộc từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố, ngoài việc được đầu tư cơ sở hạ tầng mới, trang thiết bị hiện đại thì việc làm chủ các kỹ thuật trong phạm vi theo phân tuyến quy định, việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ trên cơ sở chọn lọc ưu tiên phù hợp với đặc thù và nhu cầu của địa phương được chú trọng, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả cao.

6

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật triển khai các xe xét nghiệm, tiêm chủng hiện đại lưu động nhằm hỗ trợ các đơn vị huyện, thị xã, thành phố trong phòng, chống Covid-19

Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn tới, ngoài thực hiện các giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, thì cần phải tăng cường đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, chuyển giao công nghệ mới vào y tế - là một trong những giải pháp có tính đột phá. Do đó, trước hết ngành Y tế cần nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, tức là nâng cao khả năng tìm kiếm, lựa chọn hợp lý, tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ mới, vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc và ở các địa phương. Các cơ quan, đơn vị trong ngành cần tiếp tục phát huy tính tự chủ, năng động trên cơ sở thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế, về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Đặc biệt, ngành Y tế rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong tỉnh; sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ cùng các sở, ngành liên quan.

7

Những nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế của ngành Y tế thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, cứu sống rất nhiều bệnh nhân; hạn chế chuyển tuyến, chuyển viện; tiết kiệm chi phí cho người dân;… - Một minh chứng thật sự trong xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số tại tỉnh Sóc Trăng.

 NHẤT TINH

CLIP VIDEO

TÌM KIẾM

LIÊN KẾT WEBSITE



phong