Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn nói chung, gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ban đầu chỉ là cảm giác say, không kiểm soát được hành vi. Lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe sau nhiều năm uống rượu như: các bệnh lý về gan, dạ dày, thần kinh,... thậm chí tử vong khi đã mắc xơ gan cổ trướng, ung thư gan,...
Họp phiên toàn thể tại hội trường sáng 23/5, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp về nội dung này.
PGS, TS. Phạm Việt Cường – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thương – Trường Đại học Y tế công cộng cho biết, sử dụng rượu, bia dù ít (12,5g cồn nguyên chất/ngày tức là dưới 1 lon bia 330ml) vẫn có mối quan hệ nhân quả với 7 loại ung thư và có mối liên hệ với khoảng 30 loại ung thư khác.
Ước tính, Việt Nam đã có 64 triệu người kết nối mạng trực tuyến (năm 2018) và chiếm khoảng 67% dân số, đứng thứ 12 thế giới. Các chuyên gia cho rằng, đây là môi trường kinh doanh trong tương lai, nhất là trong bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay và cần thiết phải có quy định kiểm soát kinh doanh các mặt hàng như rượu, bia.
Rượu, bia là tác nhân nguy cơ gây mắc ít nhất 7 loại ung thư ở người, gồm: ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Ước tính, tại Việt Nam, số ca tử vong vì ung thư chiếm khoảng 18% tổng số ca tử vong trên cả nước, chỉ xếp thứ hai sau số tử vong do các bệnh tim mạch.