Backgroup Default
Thứ hai, 30/12/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Cây thuốc quanh ta
Ngày đăng:  31/10/2023, Lượt xem: 95

Mất ngủ là vấn đề phổ biến trong xã hội ngày nay. Có rất nhiều cây thuốc, vị thuốc có tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ, trong đó có cây nữ lang…

1. Sự phân bố cây nữ lang

Tên thường gọi: Cây nữ lang

Tên gọi khác: Sì to tiếng người Mèo

Tên khoa học: Valeriana officinalis

Cây nữ lang được phân bố ở châu Phi, châu Âu, châu Á… Ở Việt Nam cây mọc hoang dại ở các tỉnh phía Bắc, khu vực Trung Trung Bộ, được người dân bản địa sử dụng như một vị thuốc nam rất phổ biến trong các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, xét về tính phổ biến ở nước ta vẫn còn rất ít người biết và sử dụng vị thuốc này.

2. Đặc điểm sinh học của cây nữ lang

Cây nữ lang thường mọc trên các dãy núi cao (hơn 1.000m) thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc (khu vực núi cao Sapa ở Lào Cai, vùng núi cao ở Yên Bái, Lai Châu). Mùa xuân cây trổ nhiều lá.

Nữ lang là loài thực vật có hoa nhỏ. Vào tháng 6 - 7, cây bắt đầu trổ những bông màu hồng nhạt hoặc trắng, có mùi thơm nhẹ. Mèo rất thích mùi hương này nên cây nữ lang còn được gọi là cỏ mèo nữ lang, thường phát triển ở vùng đất ẩm, chiều cao từ 7 – 12cm (thỉnh thoảng cao tới 15cm). Nổi bật với một cụm các tán lá chia thùy sâu từ gốc, thân mảnh mai, lá thưa.

Lá hình lông chim, lẻ, mỗi lá có 7 – 10 cặp lá chét, hình mũi mác có răng cưa. Lá có mùi thơm khi bị vò nát.

Hình ảnh cây nữ lang

 

3. Bộ phận làm thuốc và thu hái làm thuốc

- Được sử dụng làm thuốc là rễ cây và thân cây.

- Cây được thu hái vào khoảng tháng 9 - 12 hàng năm. Thời kỳ này rễ cây nữ lang phát triển mạnh và có dược tính cao nhất trong năm.

4. Thành phần hóa học của cây nữ lang

Cây nữ lang chủ yếu nhiều tinh dầu. Ngoài ra, nữ lang còn chứa từ 3 - 10% các chất vô cơ, gluxit (tinh bột, saccarozo…), các axit hữu cơ (benzoic, salicylic, cafeic, chlorogenic), lipid, sterol, tanin...

Theo y học cổ truyền, cây nữ lang có vị ngọt, cay, tính ấm; vào kinh tâm, tỳ, thận.

5. Công dụng của cây nữ lang

Theo dân gian và các nghiên cứu y học, cây nữ lang có tác dụng an thần theo từng mức độ, dùng để điều trị chứng mất ngủ khá hiệu quả.

Các hoạt chất của cây nữ lang ngày được ứng dụng nhiều hơn trong y học hiện đại, bởi hiệu quả cao hơn so với các loại thuốc an thần hiện nay, tính an toàn về thảo dược thiên nhiên, nên có thể áp dụng điều trị mất ngủ cho trẻ em.

Công dụng điều trị mất ngủ của cây nữ lang tương đương với nụ hoa tam thất.

Tại Pháp, hàng năm tiêu thụ tới 120 - 180 tấn rễ cây nữ lang để làm thuốc an thần. Từ thời pháp thuộc, người dân tộc Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc đã biết sử dụng cây nữ lang để làm thuốc an thần.

Cơ chế về an thần của cây nữ lang: Acid valerenic và các dẫn xuất valepotriates có trong cây nữ lang, sẽ gắn kết vào thụ thể GABA, giúp ngăn chặn đường truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương, hỗ trợ phục hồi quá trình ức chế não bộ, giúp giảm kích thích, tạo cảm giác dễ ngủ hơn.

Sử dụng cây nữ lang để điều trị chứng mất ngủ lâu dài là khá an toàn, không gây ra các tác dụng phụ gây nghiện, sự lệ thuộc thuốc, giảm trí nhớ và tình trạng suy giảm hoạt động thể chất của con người.

Một số tác dụng khác như: Chống co giật (kinh phong), hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành (hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, các bệnh lý tim mạch, thiếu máu cơ tim), bảo vệ gan, hỗ trợ quá trình điều trị viêm gan B.

Rễ cây nữ lang có thể dùng dưới dạng sắc uống trị mất ngủ

 

6. Bài thuốc an thần, trị mất ngủ có cây nữ lang

Bài 1Rễ nữ lang 10g, đổ 300 ml, sắc còn 200 ml, uống ngày 02 lần sáng tối.

Bài 2: Rễ và thân cây nữ lang 15 g, đổ 300 ml, sắc còn 200 ml uống ngày 02 lần sáng tối.

Bài 3: Toàn cây nữ lang 20g, rễ cây trinh nữ 20g, đổ 400 ml, sắc còn 200 ml, uống ngày 02 lần sáng tối.

Bài 4: Rễ và thân cây nữ lang 15g, lạc tiên (nhãn lồng) 20g, đổ 400 ml, sắc còn 200 ml, uống ngày 02 lần sáng tối.

Bài 5: Rễ và thân cây nữ lang 15g, lạc tiên (nhãn lồng) 20g, lá vông 15g, đổ 400 ml, sắc còn 200 ml, uống ngày 02 lần sáng tối.

7. Các bài thuốc trị bệnh khác từ cây nữ lang

- Điều trị bệnh đau dạ dày: 100g rễ cây nữ lang rửa sạch, sao khô, tán thành dạng bột mịn. Mỗi lần 6g, nấu nước uống 2 lần/ngày.

- Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch: 10 - 15g cây nữ lang (khô), nếu tươi 30g, 20g củ cây dong riềng đỏ khô, sắc lấy nước uống hàng ngày.

Tăng cường sức khỏe: Nữ lang 10g, đỏ ngọn 10g, nấu nước uống trong ngày.

Chú ý: Muốn có tác dụng phải dùng cây nữ lang thời gian tương đối dài từ 2 - 30 tuần.

                                                                             BSCKII. Trần Ngọc Quế

                                                                                     www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan