Backgroup Default
Thứ bảy, 8/9/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Cây thuốc quanh ta
Ngày đăng:  20/03/2024, Lượt xem: 177

Dân gian ta có nhiều bài thuốc ‘giải’ rượu hiệu quả cao, được lưu truyền, tuy vậy cũng bị tam sao thất bản nhiều. Dưới đây là một số vị thuốc dễ sử dụng, dễ kiếm và đem lại hiệu quả cao trong việc 'giải' rượu.
Theo truyền thống của dân tộc ta tết đến xuân về, nhà nhà đoàn tụ, người người gặp mặt, chúng ta lại vui vẻ quây quần bên mâm cơm, không khỏi việc uống rượu.
Uống rượu giao lưu, vui vẻ, nhưng gây nhiều tác hại cho người uống. Dưới đây là một số vị thuốc dễ kiếm, dễ sử dụng có tác dụng 'giải' rượu cao:
1. Sắn dây 'giải' rượu
Tên thường gọi: Sắn dây, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây. Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth. Họ Cánh bướm (Fabaceae).
Một số nghiên cứu của thế giới về cát căn:
+ Tác dụng giải nhiệt: Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc cát căn có tác dụng giải nhiệt mạnh (Trung Hoa Y học Tạp chí 1956, 42 (10): 964-967).
+ Tác dụng giãn cơ: Chất daidzein trong sắn dây có tác dụng giãn cơ ở ruột của chuột, tương tự như: Chất spasmaverine (Trung Dược Học).
+ Điều trị tăng huyết áp: Dựa vào công trình theo dõi điều trị dài ngày việc dùng cát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, cho thấy nước sắc cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do tăng huyết áp gây nên (Trung Dược Học).
Theo đông y cát căn có vị ngọt, tính bình, quy kinh vị, can, phế. Tác dụng thanh nhiệt, giải cơ, thăng đề, liền loét.
Khi “giải” rượu tốt nhất dùng hoa cây sắn dây, gọi là cát hoa. Liều 30g tán bột hòa với 200ml nước ấm uống. Thường sau 1 giờ bệnh nhân tỉnh rượu.
Với những bệnh nhân uống rượu nhiều, tinh thần mệt mỏi, người đau nhức, miệng háo khát thì dùng bột sắn dây 50g hòa với 500ml nước nguội, cho 20g đường kính, hòa uống sống. Bệnh nhân giảm triệu chứng nhiều sau uống 30 phút.

Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ có tác dụng “giải”rượu rất tốt

2. Chanh
Chanh là một gia vị thiết yếu trong cuộc sống, và cũng có nhiều bài viết về tác dụng của chanh, đặc biệt với bệnh nhân sau uống rượu thì tác dụng chính của chanh là thanh nhiệt giải độc, đồng thời tăng lượng tân dịch cho người uống rượu.
Tuy nhiên để phát huy tác dụng của chanh cần uống nước chanh đường vì đường có ưu thế hoạt hóa não bộ, tăng chuyển hóa lên tế bào thần kinh, giảm ngộ độc thần kinh, đồng thời nước đường có tác dụng lợi niệu, giảm alcohol qua thận.
Hơn nữa nước chanh đường còn làm tăng quá trình chuyển hóa alcohol tại gan nhanh chuyển thành carbonic và nước, bệnh nhân tỉnh rượu nhanh hơn.
Với người uống rượu nhiều thì sự háo khát nhiều hơn, cần lượng nước bổ sung cần thiết, và thanh nhiệt cơ thể mà chanh lại có tác dụng thanh nhiệt giải độc trong trường hợp này.

Nước chanh đường có tác dụng thanh nhiệt, giải độc phù hợp với người sau uống rượu quá chén

3. Đậu xanh
Đậu xanh là một thực phẩm không thiếu trong các loại chè, đặc biệt là chè ba màu. Tuy nhiên, nó cũng là một vị thuốc đông y có tác dụng rất tốt với những người gan yếu.
Tại sao nói như vậy vì đậu xanh có chất chống oxy hóa, làm hạ men gan cho bệnh nhân bị tăng men gan rất tốt.
Chè đậu xanh chắc hẳn đã trở thành món ăn yêu thích của không ít người. Ngoài cảm giác thanh mát, đặc tính chống viêm của đậu xanh còn giúp ngừa sốc nhiệt, tăng nhiệt độ cơ thể, khát nước...
Các nghiên cứu trên động vật cũng đã chỉ ra những chất chống oxy hóa vitexin và isovitexin trong đậu xanh có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do sốc nhiệt.
Cháo đậu xanh là thứ không thể thiếu trong các bữa nhậu mà các nhà hàng hay có, ngoài tác dụng làm đầy dạ dày, tăng lượng dịch cho cơ thể nó còn có tác dụng “giải” độc rượu cho người uống. Hơn nữa cháo đậu xanh còn có vị ngọt thanh, ăn vào cảm thấy bùi, mát dịu.
Cách làm: Đậu xanh 300g không vỏ, gạo tẻ 100g, đường phèn 30g. Nước trắng 1,5 lít vừa đủ. Nấu sôi và ninh 30 phút rồi ăn khi còn ấm.

Đậu xanh có tác dụng “giải” độc rượu

4. Dừa
Nước dừa có tác dụng giải khát, trong nước dừa có nhiều đường, vitamin và khoáng chất. Nước dừa có vị ngọt, hơi chua. Tính mát. Quy kinh can, thận.
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân, chỉ khát. Tuy nhiên, khi uống nhiều nước dừa dễ bị đầy chướng do chậm tiêu. Vì vậy, chỉ nên dùng có chừng mực, ngày 1 đến 2 trái, chia sáng, chiều.

Nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tuy nhiên không nên dùng nhiều dễ gây chướng bụng

Các loại trên đều có tính “giải” độc rượu cho những người uống nhiều dịp tết và khi có dịp, chúng ta nên cân nhắc chọn loại nào có sẵn cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Bia, rượu là những thứ có hại cho sức khỏe người dùng, do đó nên cân nhắc tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, dùng liều lượng thích hợp tránh mất tiền và hại bản thân.

ThS. BS. Nguyễn Quang Dương
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan