Backgroup Default
Thứ tư, 25/12/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Cây thuốc quanh ta
Ngày đăng:  24/01/2024, Lượt xem: 114

Bệnh mũi đỏ còn gọi là bệnh mũi sư tử (Rhinophyma) hay mũi cà chua. Bệnh hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, người da nhờn, người thể chất nhiệt hay ăn thức ăn cay nóng,...
1. Đặc điểm của bệnh mũi đỏ
Thời kỳ đầu, mũi chỉ bị đỏ tạm thời (từng đợt), nặng thêm khi gặp phải gió lạnh, tinh thần căng thẳng hoặc ăn nhiều thứ thức ăn kích thích, cay, nóng. Lâu ngày, da mũi đỏ tấy do các mạch máu nhỏ dưới da ở mũi bị giãn ra.
Những tia máu đỏ hình dạng như cành cây quấn quanh mũi cứ tấy đỏ mãi không lui. Da tiết ra nhiều chất nhờn, có thể kèm theo một số triệu chứng đồng thời khác như: Ngứa, teo da, có vẩy dầy do vậy sừng ăn sâu vào các lỗ chân lông,…
Sau giai đoạn tấy đỏ, trên da xuất hiện mụn trứng cá, một số biến thành mụn mủ, rải rác hoặc thành đám, tập trung chủ yếu ở đầu mũi. Chỗ da bị bệnh từ màu đỏ chuyển sang màu tím, lỗ chân lông giãn to, những tia máu đỏ hiện lên càng rõ, chằng chịt như mạng nhện.

Bệnh mũi đỏ hay gặp ở người da nhờn

2. Bài thuốc nam chữa bệnh mũi đỏ
Theo Đông y, bệnh mũi đỏ thời kỳ đầu chủ yếu do thấp nhiệt (nóng ẩm) tích tụ ở phế và tỳ vị gây nên. Bệnh kéo dài lâu ngày không điều trị kịp thời do khí trệ huyết ứ mà sinh bệnh.
Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc hợp như sau:
2.1 Bệnh mũi đỏ do phế vị thấp nhiệt
- Biểu hiện: Da mũi tấy đỏ, bóng nhoáng, mụn trứng cá tập trung thành đám, có những tia máu đỏ quấn quanh.
- Bài thuốc: Tỳ bà diệp 10g, tang bạch bì 10g, sinh thạch cao 30g (sắc trước), hoàng cầm 12g, đan bì 10g, bạch mao căn 15g, chi tử 10g, ty qua lạc 6g, bồ công anh 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
2.2 Bệnh mũi đỏ do đàm thấp ứ đọng ở tỳ phế
- Biểu hiện: Trên mũi xuất hiện nhiều mụn mủ, kết thành đám, sưng thũng, đóng vẩy.
- Bài thuốc: Đảng sâm 12g, phục linh 12g, bạch truật 10g, sơn dược 12g, bán hạ 6g, trần bì 10g, bạch giới tử 6g, đan sâm 12g, xa tiền tử 10g, bạch hoa xà thiệt thảo 15g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, kiện tỳ lợi thấp.

Củ bách bộ, thuốc dùng ngoài chữ bệnh mũi đỏ

2.3 Bệnh mũi đỏ thuộc do khí trệ huyết ứ
- Biểu hiện: Bệnh kéo dài lâu ngày. Da mũi đỏ thẫm, mũi nở to, mặt da sần sùi lồi lõm,…
- Bài thuốc: Đào nhân 10g, đan bì 10g, xích thược 10g, tang bạch bì 6g, đương quy vĩ 15g, bạch chỉ 6g, xuyên khung 10g, thông bạch 10g, sinh khương 6g, rượu trắng 30ml. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, sơ thông kinh lạc.
3. Thuốc dùng ngoài
- Thành phần: Củ bách bộ 50g, rửa sạch, cắt ngắn, ngâm với 100ml cồn 95%. Sau 7 ngày là dùng được.
- Cách dùng: Sử dụng bông thấm rượu thuốc, chấm vào chỗ da mũi bị bệnh. 3 lần/ngày, liên tục trong 20-30 ngày.
Lưu ý, trên đây là những bài thuốc tham khảo, người bệnh nên đi khám để được dùng thuốc thích hợp, an toàn.

Lương y Hoài Vũ
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan