Hạt chia được ví như siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe, thường được phối hợp với nhiều loại nước và thực phẩm khác nhau. Thế nhưng thực phẩm nào cần tránh kết hợp với hạt chia?
Hạt chia giàu chất xơ, axit béo omega-3, protein và chất chống oxy hóa, được tiêu thụ rộng rãi để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tiêu hóa, kiểm soát cân nặng…
Mặc dù có nhiều lợi ích và rất đa năng trong việc sử dụng, nhưng việc tiêu thụ hạt chia không đúng cách, kết hợp với những thực phẩm không phù hợp, có thể làm giảm lợi ích hoặc gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Nếu bạn muốn thêm hạt chia vào bữa ăn của mình, việc biết được tác dụng phụ của chúng là rất quan trọng. Hàm lượng chất xơ cao của hạt chia có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa nếu ăn với số lượng lớn.
Một số cặp thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề này hoặc dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, điều quan trọng là phải xác định loại thực phẩm nào không kết hợp với hạt chia để thưởng thức chúng một cách an toàn và lành mạnh.
Hạt chia khi trộn với một số loại thực phẩm có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn
1. Không nên kết hợp hạt chia với sản phẩm từ sữa
Hạt chia hấp thụ chất lỏng và có thể nở ra đáng kể khi trộn với sữa. Điều này có thể tạo ra kết cấu quá đặc và khó tiêu.
Đối với bất kỳ ai không dung nạp lactose hoặc nhạy cảm với sữa, sự kết hợp này có thể dẫn đến đầy hơi và khó chịu. Tốt nhất là trộn hạt chia với các loại sữa thay thế có nguồn gốc thực vật.
2. Rau sống (với số lượng lớn)
Hạt chia có nhiều chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa, nhưng nếu quá nhiều chất xơ có thể gây: Đầy hơi, táo bón hoặc đau bụng.
Khi tiêu thụ với một lượng lớn rau sống, cũng giàu chất xơ, có thể dẫn đến tiêu thụ lượng chất xơ quá mức. Điều này có thể làm căng thẳng hệ tiêu hóa và gây khó chịu, đặc biệt là nếu bạn không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ.
3. Một số loại trái cây
Một số loại trái cây, đặc biệt là những loại có tính axit cao, không nên kết hợp với hạt chia. Ví dụ: Trái cây họ cam quýt như cam và bưởi có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa khi kết hợp với hạt chia.
Tính axit của chúng có thể làm tăng đầy hơi và chướng bụng, vì vậy tốt hơn là kết hợp hạt chia với các loại trái cây như: Chuối hoặc táo.
4. Rượu, bia
Tránh trộn hạt chia với đồ uống có cồn. Rượu có thể làm cơ thể mất nước, khi kết hợp với hạt chia (hút nước), có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Hơn nữa, hỗn hợp này có thể cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, hạn chế lợi ích sức khỏe của hạt chia. Do đó, không kết hợp hạt chia với rượu, bia.
5. Caffeine
Đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như: Cà phê hoặc đồ uống tăng lực, có thể làm mất nước. Khi thêm hạt chia vào những đồ uống này, chúng sẽ hấp thụ nước, nở ra... có thể dẫn đến khó tiêu. Thay vào đó, hãy thử thưởng thức hạt chia với nước hoặc trà thảo mộc sẽ tốt hơn.
6. Thực phẩm giàu Phytates
Một số thực phẩm giàu phytate như: Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng khi dùng chung với hạt chia.
Phytate liên kết với các khoáng chất như: Sắt, kẽm và canxi trong hạt chia, khiến chúng khó hấp thụ hơn. Để có được nhiều chất dinh dưỡng nhất, tốt nhất là ăn hạt chia riêng với những loại thực phẩm này.
7. Thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến thường chứa chất bảo quản, phụ gia và chất béo không lành mạnh, có thể làm giảm lợi ích sức khỏe mà hạt chia mang lại. Kết hợp chúng với những thực phẩm này có thể làm loãng giá trị dinh dưỡng của chúng và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe theo thời gian. Thay vào đó, tập trung vào thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến có thể tăng cường tác dụng tích cực của hạt chia.
Hạt chia là nguồn dinh dưỡng dồi dào, nhưng lợi ích sức khỏe của chúng có thể bị ảnh hưởng khi kết hợp với các thực phẩm không tương thích (phù hợp). Hiểu đúng cách sử dụng hạt chia và tránh kết hợp có hại là điều cần thiết, để tận dụng tối đa lợi ích của hạt chia với sức khỏe; luôn lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lượng tiêu thụ phù hợp với nhu cầu, sở thích ăn uống của cá nhân.
DS. Hoàng Thu
www.suckhoedoisong.vn