Backgroup Default
Thứ năm, 10/10/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Y học thường thức
Ngày đăng:  09/09/2024, Lượt xem: 39

Rụng răng ở người già có nhiều nguyên nhân. Càng lớn tuổi, răng càng gặp phải tình trạng lung lay, rụng răng, mất răng vĩnh viễn. Có thể ngăn ngừa tình trạng này được không?
Rụng răng làm ảnh hưởng đến khả năng: Ăn nhai, tính thẩm mỹ, gây cảm giác chán ăn, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và nhiều vấn đề khác.
Nguyên nhân gây tình trạng rụng răng
Rụng răng ở người cao tuổi trở thành một mối lo ngại khi tuổi tác dần tăng lên, sức khỏe cơ thể yếu dần đi. Càng lớn tuổi, răng càng gặp phải tình trạng: Lung lay, rụng răng, mất răng vĩnh viễn.
Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây rụng răng ở người cao tuổi trong đó thường gặp là:
Rụng răng do bệnh lý răng miệng
Răng bị rụng đi do mắc phải các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu,... Việc vệ sinh răng miệng kém khi còn trẻ gây nên các vấn đề răng miệng về già. Hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn tấn công men răng gây sâu răng, viêm nướu. Nếu không điều trị có thể gây viêm nha chu.
Nhiễm trùng phá hủy các phần xung quanh chân răng làm: Răng lung lay, tụt lợi, đau răng, chảy máu,... Nếu chuyển biến nặng có thể làm: Mất xương hàm, răng yếu và rụng đi.

Càng lớn tuổi, răng càng gặp phải tình trạng: Lung lay, rụng răng, mất răng vĩnh viễn

Rụng răng do chấn thương
Rụng răng ở người cao tuổi có thể xảy ra do chấn thương. Các tai nạn xe cộ, chấn thương do: Tập thể thao, làm việc, va đập,... làm răng lung lay và sứt mẻ. Các chấn thương có thể tác động đến một hoặc nhiều răng.
Nướu răng cũng bị thâm tím, sưng tấy. Răng có thể bị gãy ngang hoặc gãy chân răng. Răng chết và sậm màu sau vài tháng, cũng có thể là vài năm sau đó rụng đi.
Rụng răng do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Răng chắc khỏe hay không phụ thuộc lớn vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một chế độ ăn uống làm mạnh sẽ giúp răng chắc khỏe từ bên trong. Nếu ăn uống thiếu hụt canxi, nhất là ở phụ nữ và trải qua quá trình mang thai.
Sau khi về già, hiện tượng thiếu hụt canxi nghiêm trọng hơn gây loãng xương, răng yếu và lung lay. Vi khuẩn tấn công vào răng gây bệnh và làm rụng răng.
Rụng răng do sử dụng thuốc lá
Thuốc lá có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe răng miệng. Hút nhiều thuốc lá không chỉ làm răng đổi màu, thành phần trong thuốc lá và các chế phẩm từ thuốc lá có thể gây kích ứng nướu răng, đường viền tụt xuống, chân răng lộ ra ngoài, ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ làm răng lung lay. Nguy cơ viêm nha chu và rụng răng cao.

Chăm sóc răng miệng đúng cách từ khi còn trẻ: dùng bàn chải răng mềm, sử dụng chỉ nha khoa


Cần làm gì để hạn chế rụng răng tuổi già?
Thường tuổi càng cao nguy cơ rụng răng càng lớn. Tuy nhiên, không hẳn là tất cả những người lớn tuổi đều sẽ phải rụng răng. Có một số người già có thể giữ hàm răng tự nhiên của mình đến suốt cuộc đời.
Vì vậy, để hạn chế rụng răng do tuổi già cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Dùng bàn chải răng mềm, kem đánh răng có chứa flouride, sử dụng chỉ nha khoa.
- Ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm giàu canxi. Không nên dùng răng để nhai hoặc cắn các thực phẩm quá cứng, loại bỏ các thói quen xấu như: Dùng răng cắn xé bao bì hay khui nắp bia là điều thật sự cần thiết.
- Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh làm tác động đến men răng khiến chúng nhạy cảm hơn. Men răng suy yếu là điều kiện tiền đề để các bệnh lý nghiêm trọng về răng xuất hiện.
- Tránh hút thuốc lá, hạn chế rượu, bia. Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng hợp lý hỗ trợ sức khỏe răng và nướu.
- Thăm khám nha sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng.
- Nếu chiếc răng vĩnh viễn đã không may rụng đi cần khắc phục càng sớm càng tốt.
- Nên trồng răng implant thay thế bởi đây là phương pháp có chân răng, tương tự như một chiếc răng thật, giúp ngăn chặn tiêu xương, xô lệch hàm, hạn chế việc mất thêm răng trong tương lai và giữ sức khỏe răng miệng lành mạnh về lâu về dài.

BS. Phan Đình Tùng
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan