Nhịn ăn gián đoạn là việc cắt giảm số lượng bữa ăn trong ngày so với số lượng bữa ăn mà bạn vẫn ăn bình thường. Nhịn ăn gián đoạn được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, tuy nhiên phương pháp này không phải ai cũng áp dụng được.
Trong những năm gần đây, phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã thu hút được sự chú ý đáng kể của giới khoa học vì những lợi ích sức khỏe to lớn.
Thế nào là nhịn ăn gián đoạn?
Nhịn ăn gián đoạn là một cách giảm cân mà bạn chỉ được ăn trong một thời gian cụ thể. Thời gian ăn thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 8 giờ đến 16 giờ. Sau thời gian này bạn sẽ nhịn ăn hoàn toàn và chỉ được uống nước, trà hoặc cà phê không có đường. Có nhiều trường hợp áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn với một chu kỳ kéo dài hơn trong vài ngày.
Những phương pháp nhịn ăn gián đoạn được áp dụng phổ biến nhất gồm:
- Nhịn ăn cách ngày: Đó là bạn chỉ ăn một bữa vào các ngày thứ 2 - 4 - 6 và những ngày còn lại thì ăn không hạn chế.
- Nhịn nhiều ngày: Bạn sẽ nhịn ăn từ 1 đến 2 ngày mỗi tuần hoặc sẽ chỉ bổ sung khoảng 25% lượng calo cần thiết cho cơ thể.
- Ăn có giới hạn thời gian: Đây là phương pháp áp dụng khung giờ nhịn ăn cố định theo kế hoạch. Ví dụ, bạn vẫn sẽ được dùng bữa trong khoảng từ 8 giờ 00 đến 15 giờ 00 và sẽ nhịn ăn trong khoảng thời gian còn lại trong ngày.
Nhịn ăn gián đoạn là việc cắt giảm số lượng bữa ăn trong ngày so với số lượng bữa ăn mà bạn vẫn ăn bình thường
Lợi ích khi nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn gián đoạn có tiềm năng cho điều trị và dự phòng nguy cơ gây bệnh. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chu kỳ nhịn ăn 8 - 16 tiếng cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các lợi ích mà nhịn ăn gián đoạn mang lại:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Huyết áp, nhịp tim, hàm lượng cholesterol, chất béo.
- Tăng cường độ nhạy insulin, thúc đẩy giảm cân và cải thiện trao đổi chất, do đó mang lại lợi ích tiềm năng cho những người mắc bệnh tiểu đường và rối loạn chuyển hóa.
- Giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm, tăng cường khả năng tự thực bào và hỗ trợ cơ thể phòng vệ chống lại nhiễm trùng, ung thư và các bệnh tự miễn.
- Có tác dụng tích cực đối với não và hệ thần kinh. Nó có liên quan đến đặc tính bảo vệ thần kinh, cải thiện chức năng nhận thức và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh (Alzheimer), bên cạnh khả năng tăng tuổi thọ. Giúp bạn thông minh hơn, cải thiện trí nhớ …
- Giúp chạn chế, cải thiện các bệnh do viêm: Alzheimer, viêm khớp, hen xuyễn, xơ cứng đa ổ, đột quỵ …
- Hệ vi khuẩn đường ruột được tái tạo, đổi mới
- Giúp cho tế bào trong cơ thể được khỏe mạnh và trẻ hóa!
Nhịn ăn gián đoạn an toàn và lợi ích cho nhiều người, nhưng không phải cho tất cả mọi người
Nên nhịn ăn gián đoạn như thế nào?
Có nhiều cách nhịn ăn, như:
- Nhịn ăn xen kẽ theo ngày (Alternate - day fasting). Ăn theo chế độ bình thường vào một ngày và nhịn ăn hoàn toàn hoặc ăn một bữa nhỏ (ít hơn 500 calo) vào ngày hôm sau.
- Nhịn ăn theo tỉ lệ 5:2 (5:2 fasting). Ăn chế độ ăn bình thường năm ngày một tuần và nhịn ăn hai ngày một tuần.
- Nhịn ăn hàng ngày có giới hạn thời gian (Daily time-restricted fasting). Ăn, uống bình thường nhưng chỉ trong khoảng thời gian 8 giờ mỗi ngày. Ví dụ, bỏ bữa sáng nhưng ăn trưa vào khoảng giữa trưa và ăn tối trước 8 giờ tối.
- Nguyên tắc:
- Từ từ, tăng dần để cơ thể thích nghi: Ban đầu có thể nhịn 1 bữa/ngày/tuần. Nếu thấy cơ thể chấp nhận được, có thể tăng lên 2 - 3 bữa/tuần, 1 bữa/ngày.
- Luôn lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cho phù hợp.
- Mỗi người sẽ phù hợp theo một cách khác nhau, không nên bắt buộc mình phải áp dụng theo cách của người này, người khác …
- Nên tư vấn bác sỹ nếu bạn thấy chưa tự tin hoặc đang có bệnh nền.
- Sau một thời gian nhịn ăn (một vài tháng), nên đi khám, tư vấn và kiểm tra các chỉ số sức khỏe nếu cần.
- Một số tác dụng không mong muốn khi nhịn ăn:
- Đói bụng.
- Mệt mỏi.
- Mất ngủ.
- Buồn nôn.
- Nhức đầu.
Nhịn ăn gián đoạn an toàn và lợi ích cho nhiều người, nhưng không phải cho tất cả mọi người. Không nên nhịn ăn nếu nếu bạn đang mang thai, cho con bú, người dưới 18 tuổi hoặc người đang có rối loạn ăn, uống. Nếu bạn bị sỏi thận, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường hoặc các vấn đề y tế khác, hãy xin ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu nhịn ăn gián đoạn.
BS. Phạm Thị Vân Ngọc
www.suckhoedoisong.vn