Backgroup Default
Thứ năm, 20/6/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Bệnh không lây nhiễm
Ngày đăng:  24/05/2024, Lượt xem: 14

Bệnh Alzheimer là bệnh lý nhận thức thần kinh, nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ.
1. Tổng quan bệnh Alzheimer
Hầu hết các trường hợp bệnh Alzheimer là nhỏ lẻ, khởi phát muộn (từ 65 tuổi trở lên) và nguyên nhân không rõ ràng. Nguy cơ phát triển bệnh được dự đoán tốt nhất theo độ tuổi. Tuy nhiên, khoảng 5 đến 15% các trường hợp có tính chất gia đình; một nửa trong số những trường hợp này khởi phát sớm (tiền lão nhỏ hơn 65 tuổi) và thường liên quan đến các đột biến gen đặc hiệu.
Đột biến gen của protein tiền chất amyloid, presenilin I và presenilin II có thể dẫn đến các dạng bệnh Alzheimer có gen trội trên nhiễm sắc thể thường, thường khởi phát sớm. Ở những bệnh nhân có thương tổn, quá trình xử lý protein tiền chất dạng tinh bột bị thay đổi, dẫn đến sự lắng đọng và tập hợp dạng sợi dạng tinh bột beta; dạng tinh bột beta là thành phần chính của các mảng viêm dây thần kinh (lão suy).
Tình trạng này bao gồm: Quá trình thoái hóa sợi trục hoặc quá trình thoái hóa đuôi gai, tế bào hình sao và tế bào thần kinh đệm xung quanh lõi dạng tinh bột. Dạng tinh bột beta cũng có thể làm thay đổi các hoạt động của kinase và phosphatase theo những cách cuối cùng dẫn đến quá trình hyperphosphoryl hóa tau (một loại protein ổn định các vi ống) và hình thành các đám rối sợi thần kinh.
Các yếu tố di truyền khác bao gồm Apolipoprotein (apo) E (epsilon) alleles (ε). Protein Apo E ảnh hưởng đến sự tích tụ beta-amyloid, sự toàn vẹn của khung tế bào và hiệu quả của việc sửa chữa nơ-ron.
Nguy cơ bệnh Alzheimer tăng đáng kể ở những người có hai epsilon-4 alleles và có thể giảm ở những người có epsilon-2 allele.
Đối với những người có hai allele epsilon-4, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở tuổi 75 gấp khoảng 10 đến 30 lần so với người không có allele.
Các yếu tố nguy cơ về mạch máu, chẳng hạn như: Tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu và hút thuốc, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Bệnh Alzheimer là bệnh lý nhận thức thần kinh, nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
- Sự gia tăng tuổi tác.
- Tiền sử mắc bệnh trong gia đình và di truyền học. Nếu những người có cha/mẹ hoặc anh/chị/em mắc bệnh Alzheimer’s sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Khi bệnh có khuynh hướng lan truyền trong gia đình, yếu tố di truyền học (cấu trúc gen) hoặc môi trường, hoặc cả hai, có thể đóng một vai trò nhất định.
- Chấn thương đầu, đặc biệt là khi chấn thương xảy ra nhiều lần hoặc dẫn đến bất tỉnh.
- Mối liên hệ giữa não và tim: Nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer’s hoặc chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu có vẻ đang gia tăng bởi các vấn đề gây hại đến tim hoặc mạch máu. Chúng bao gồm: Bệnh cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và cholesterol cao. Hãy đi khám bác sĩ để theo dõi sức khỏe tim mạch của bạn và xử lý các vấn đề phát sinh.
- Sự lão hóa thông thường: Các bằng chứng khác cho thấy rằng các chiến lược nhằm hạn chế sự lão hóa nói chung có thể giúp não bộ cũng như cơ thể khỏe mạnh. Những chiến lược này thậm chí có thể cung cấp khả năng bảo vệ chống lại việc tiến triển bệnh Alzheimer’s hoặc các rối loạn liên quan.
3. Biểu hiện phổ biến sớm nhất của bệnh Alzheimer
- Mất trí nhớ ngắn hạn: Suy giảm khả năng lập luận, khó khăn trong giải quyết các công việc phức tạp, và khả năng đánh giá kém (ví dụ: Không thể quản lý tài khoản ngân hàng, đưa ra các quyết định không đúng về tài chính).
- Rối loạn chức năng ngôn ngữ.
- Rối loạn chức năng thị giác không gian người bệnh Alzheimer thường gặp khó khăn khi hoàn thành các công việc thường ngày.
- Gặp khó khăn khi lập kế hoạch và làm theo kế hoạch hoặc khi làm việc với số liệu.
- Lú lẫn về thời gian, nơi chốn.
- Phát sinh những khó khăn mới về từ ngữ khi nói hoặc viết.
- Đồ vật đặt nhầm chỗ và mất khả năng hồi tưởng lại các bước.
- Người bệnh Alzheimer có thể bắt đầu tự rút lui khỏi các sở thích, hoạt động xã hội, dự án công việc hay các môn thể thao.
- Trở nên bối rối, đa nghi, chán nản, sợ hãi hay lo lắng.
4. Điều trị bệnh Alzheimer
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh Alzheimer. Nhưng những liệu pháp điều trị dùng thuốc hay không dùng thuốc đều hữu ích với cả hai loại triệu chứng liên quan đến nhận thức và hành vi.
Triệu chứng liên quan đến nhận thức: Điều trị dùng thuốc
Triệu chứng liên quan đến nhận thức ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng nhận biết, ngôn ngữ, óc phán đoán và các quá trình tư duy khác. Hiệp hội Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê chuẩn lưu hành hai loại thuốc dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến nhận thức của bệnh Alzheimer's.
Chất ức chế Cholinesterase (KOH-luh-NES-ter-ays): Giúp ngăn ngừa sự giảm hàm lượng acetylcholine (a-SEA-til-KOHlean), một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho quá trình ghi nhớ và học hỏi.
Memantine (Namenda): Giúp điều hòa hoạt động của glutamate, một loại chất chuyển dẫn truyền thần kinh khác liên quan đến quá trình ghi nhớ và học hỏi. Loại thuốc này được cấp phép dùng để điều trị bệnh Alzheimer trong giai đoạn vừa và nặng.
Triệu chứng liên quan đến hành vi
Có hai loại điều trị cho các triệu chứng liên quan đến hành vi: Không sử dụng thuốc và sử dụng thuốc. Điều trị không dùng thuốc nên áp dụng trước.
Việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân Alzheimer phải được tiến hành vô cùng cẩn trọng. Việc sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng liên quan đến hành vi và tâm thần phải được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ và gia đình người bệnh.

Tùy thuộc các biểu hiện và triệu chứng mà bác sĩ hướng dẫn người bệnh và người nhà tự chăm sóc

Chăm sóc đúng cách bệnh nhân Alzheimer
Tùy thuộc các biểu hiện và triệu chứng mà bác sĩ hướng dẫn người bệnh và người nhà tự chăm sóc.
Chăm sóc đặc biệt khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, ung thư. Người nhà nên thực hiện:
- Uống thuốc đủ, đúng liều.
- Theo dõi thường xuyên huyết áp, đường huyết bằng máy.
- Áp dụng chế độ ăn khoa học, giảm đường, muối, tăng cường ăn rau xanh, đạm, hạn chế chất béo động vật.
- Luyện tập thể dục thường xuyên.
- Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì.
Hay bị quên: Người bệnh nhắc đi nhắc lại một câu hỏi, thậm chí chỉ cách nhau vài phút. Hay đi tìm đồ dùng cá nhân vì không nhớ để chúng ở đâu. Quên đi những sự kiện gần đây và quên tên của mọi người, không nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của mình và người thân. Lúc này bạn cần:
- Tập chơi các trò chơi vận động não như: Xếp hình, sudoku.
- Tập thói quen để đồ vật ở những nơi cố định. Trước khi đặt xuống tập nhìn và cố gắng ghi nhớ vị trí.
- Thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với nhiều người.
- Ghi địa chỉ và số thoại vào vòng đeo tay để phòng khi đi lạc.
Mất phương hướng: Người bệnh không nhớ ngày tháng năm, không nhận thức được vị trí hiện tại thậm chí bị lẫn các phòng. hoặc vị trí ngay trong nhà. Bạn cần thực hiện giúp họ bằng cách:
- Luôn hỏi bệnh nhân các câu hỏi về vị trí và lặp lại hằng ngày.
- Thường xuyên đưa bệnh nhân ra ngoài đi dạo và nói về các mốc đặc biệt trên đường về. Có thể để bệnh nhân tự đi về và người chăm sóc ở phía sau quan sát hỗ trợ.
- Đeo vòng tay, vòng cổ chứa thông tin, địa chỉ và số điện thoại người thân.
Tự chăm sóc: Bệnh nhân không tự chăm sóc được bản thân hoặc phụ thuộc một phần vào người khác. Bạn có thế hỗ trợ và hướng dẫn để bệnh nhân có thể tự chăm sóc tối đa. Đơn giản hóa lịch sinh hoạt, cố định các vật dụng cá nhân để bệnh nhân dễ dàng ghi nhớ và thực hiện.
Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng:
- Ở bên cạnh quan tâm chia sẻ.
- Khuyến khích bệnh nhân nói nhiều hơn.
- Tránh gây cảm xúc tiêu cực cho bệnh nhân.
- Giữ bệnh nhân ở khu vực an toàn tránh va đập, cất các vật sắc nhọn dẽ gây thương tích cho họ xa tầm tay.
- Khuyến khích thể dục để giữ tinh thần thoải mái, hỗ trợ giấc ngủ.
- Nên tăng cường ăn các thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ.

BS. Hà Hùng
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan