Backgroup Default
Thứ năm, 20/6/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Bệnh truyền nhiễm
Ngày đăng:  19/02/2024, Lượt xem: 50

Bệnh bạch hầu thanh quản là tình trạng nhiễm trùng, do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch cầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheria gây nên các tổn thương nghiêm trọng cho sức khoẻ.
Bạch hầu thanh quản là một loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có giả mạc ở các tuyến hạnh nhân, thanh quản, hầu họng và mũi. Bệnh có thể xuất hiện tại các khu vực như: Trên da, hoặc ở niêm mạc khác như mắt hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh thường lây qua các hoạt động tiếp xúc như: Nói chuyện trực tiếp, ho, hắt hơi giữa người lành và người bệnh.

Bệnh bạch hầu thanh quản là tình trạng nhiễm trùng, do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch cầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheria gây nên các tổn thương nghiêm trọng

Đường lây truyền bạch hầu thanh quản
- Qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Khi một người bị bệnh bạch hầu nói chuyện, hắt hơi hoặc ho sẽ khiến những giọt bắn chứa vi khuẩn văng ra ngoài không khí, những người xung quanh bị hít phải và nhiễm vi khuẩn này.
- Tiếp xúc với các vết thương hở bị nhiễm trùng của người bệnh.
- Thông qua việc đụng chạm, tiếp xúc với các vật dụng cá nhân, các bề mặt hoặc đồ vật dùng chung trong gia đình, đồ chơi, khăn mặt,... mang mầm bệnh.
Nguyên nhân gây bạch hầu thanh quản
Theo như nghiên cứu thì vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh bạch hầu thanh quản. Đây là một loại trực khuẩn Gram dương, không di động và hiếu khí.
Nếu soi dưới kính hiển vi, vi khuẩn bạch cầu có dạng hình que hoặc hình dùi trống, rất mảnh và hình thái sắp xếp đặc trưng là giống hàng rào. Có 3 type vi khuẩn bạch hầu điển hình đó là: Mitis, Intermedius và Gravis.
Một điểm chung khác của 3 type vi khuẩn bạch hầu trên đó là chúng đều nhạy cảm với các yếu tố hóa học và vật lý. Vi khuẩn sẽ bị chết sau vài giờ phơi dưới ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Còn đối với ánh sáng trong nhà thì nó sẽ bị tiêu diệt sau khoảng vài ngày.
Triệu chứng bạch hầu thanh quản
Sau khi bị nhiễm khuẩn sẽ mất từ 2 - 5 ngày để những triệu chứng của bệnh bộc lộ ra ngoài. Đó là:
- Chảy nước mũi.
- Sốt, ớn lạnh.
- Ho, khàn tiếng.
- Khó thở, thở nhanh.
- Các hạch ở cổ có dấu hiệu bị sưng.
- Ở vùng họng xuất hiện một màng có màu xám dày.
Chỉ qua các biểu hiện lâm sàng trên cũng có thể thấy bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng, diễn tiến nhanh và vô cùng nguy hiểm. Nếu màng giả mạc hình thành và phát triển tại đây sẽ gây nên hiện tượng bít tắc đường thở, dễ khiến bệnh nhân hôn mê và đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Do đó, cần phải điều trị và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện, kiểm soát các biến chứng nhằm tránh trường hợp tử vong do trụy tim hoặc tắc thở đột ngột.

Cần tiêm mũi nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch cho cơ thể vì khả năng này có thể bị mất dần theo thời gian. Ảnh minh hoạ

Phòng ngừa bạch hầu thanh quản
- Thực hiện tiêm chủng loại vắc xin 3 trong 1: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
- Cần tiêm mũi nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch cho cơ thể vì khả năng này có thể bị mất dần theo thời gian.
- Bạch hầu thanh quản cũng có thể được điều trị bằng kháng sinh, giúp làm sạch nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn lưu hành trong cơ thể. Nếu bạch hầu thanh quản có biểu hiện muộn kèm theo triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp, cần tiến hành bóc tách giả mạc để đường thở được thông thoáng.
- Bệnh nhân bị bạch hầu cần phải được nhập viện để điều trị và cần có sự cách ly đặc biệt để tránh lây lan vi khuẩn bạch hầu cho những người khác.

BS. Thanh Tú
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan