Backgroup Default
Thứ tư, 25/12/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
Ngày đăng:  01/11/2024, Lượt xem: 35

Phụ nữ mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Vậy bà bầu mắc cúm có nguy hiểm? Phải làm gì khi bị mắc cúm?
Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị mắc cúm?
Thông thường mắc vi rút cúm có các biểu hiện như: Sốt tương đối cao (trên 39 độ), lúc nóng, lúc lạnh, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như: Ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng… khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.
Phụ nữ mang thai do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày, nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do vi rút. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều.
Bà bầu mắc cúm, các triệu chứng cúm có thể xuất hiện trong 2 - 3 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1 - 2 tuần tùy vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người. Một số triệu chứng điển hình như:
- Chảy mũi và nghẹt mũi.
- Viêm họng và cảm giác khô họng.
- Mệt mỏi và sốt nhẹ.
- Đau nhức và mỏi cơ.

Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Ảnh minh họa

Thai nhi bị ảnh hưởng thế nào nếu mẹ mắc cúm?
Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây nên hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Thai phụ bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi:
- Gây rối loạn trong sự phát triển của cơ thể thai nhi và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của thai nhi cũng như nhiễm sắc thể trong những tháng đầu của thai kỳ.
- Hở hàm ếch.
- Rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành.
- Nhẹ cân.
- Tim bẩm sinh.
- Các thuốc điều trị cúm cũng có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi và trong trường hợp nặng có thể dẫn đến các vấn đề bẩm sinh như: Dị tật đầu nhỏ, tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết và không não.
Mặc dù bà bầu bị cúm rất nguy hiểm đối với thai nhi nhưng không phải mẹ bầu nào bị cúm khi mang thai thì con cũng bị ảnh hưởng. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của cúm hãy đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Không tự ý áp dụng các loại thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa

Các biện pháp phòng tránh cảm cúm cho thai phụ
Cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có khả năng gây hại cho thai nhi mẹ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đó là:
- Không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm.
- Không tự ý áp dụng các loại thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi, giàu vitamin C.
- Uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
- Khi ngủ không nên để gió quạt, gió điều hòa bay thẳng vào mũi vì rất dễ bị ngạt mũi và gây cúm.
- Dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước.
- Xông mũi khi bị cảm cúm, để thông mũi đạt hiệu quả, có thể thêm tinh dầu trà xanh hoặc vài nhánh tỏi đập dập vào ly nước khi xông hơi.
- Sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm.
- Nên tiêm vắc xin phòng cúm.

BS. Trần Thu
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan