Backgroup Default
Thứ năm, 2/1/2025
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Y học thường thức
Ngày đăng:  09/09/2024, Lượt xem: 109

Một số thói quen trong lúc làm việc có thể giúp dân văn phòng giảm đau vai gáy như: Ngồi đúng tư thế, vận động nhẹ nhàng, tập luyện thể dục...
Cách giảm đau vai gáy
Dân văn phòng thường gặp tình trạng đau vai gáy do tính chất công việc cần phái sử dụng máy tính trong thời gian dài. Thói quen ít vận động ở dân văn phòng cũng khiến tuần hoàn máu bị suy giảm.
Hơn nữa với những người làm việc trong môi trường cần ngồi lâu, ngồi ở một tư thế cố định, dùng điện thoại trong thời gian dài,... sẽ gây ảnh hưởng đến phần cổ vai gáy.
Bên cạnh đó một số người mắc các bệnh lý như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ,… khi vận động, hoạt động sai tư thế cũng dễ gây ra tình trạng đau vai gáy.
Tình trạng đai vai gáy kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, do vậy dân văn phòng có thể áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế tình trạng đau vai gáy.
- Vận động nhẹ nhàng: Sau khi ngồi làm việc từ 45 - 55 phút, bạn nên đứng dậy và vận động nhẹ nhàng như: Đi lại, vận động tay chân trong khoảng 5 - 10 phút.
- Lưu ý tư thế ngồi: Tư thế ngồi đúng giúp hạn chế tình trạng đau vai gáy. Việc ngồi sai tư thế khi làm việc trong một thời gian dài như: Cúi gập người, gập cổ cũng có thể gây đau vai gáy. Do vậy, dân văn phòng cần điều chỉnh tư thế đúng, lựa chọn ghế và bàn làm việc phù hợp.
- Tập thể dục: Thói quen tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày là cách để tạo ra sự cân bằng giữa các cơ cũng như giúp cân bằng thể chất và cơ thể sẽ không bị thoái hóa sớm. Mọi người nên duy trì việc tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần trong đó có 2 ngày luyện tập với cường độ cao để cơ thể đổ mồ hôi.

Dân văn phòng dễ gặp tình trạng đau vai gáy do sử dụng máy tính trong một thời gian dài

Đau vai gáy là gì?
Đau vai gáy xảy ra khi các cơ bắp ở phần vai, gáy đau nhức khiến bạn gặp khó khăn trong việc cử động vùng cổ, vai do cơ bị căng.
Đau vai gáy khám ở đâu? Thông thường tình trạng đau vai gáy sẽ xuất hiện vào buổi sáng lúc thức dậy. Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau ở phần vai lan xuống cánh tay, cơn đau có thể tăng lên khi ngồi lâu, đi lại thậm chí cả khi hắt hơi, ho, thời tiết thay đổi. Nếu khi người bệnh nghỉ ngơi cơn đau vai gáy có thể giảm xuống.
Một số trường hợp đau vai gáy có thể xuất hiện tình trạng: Hoa mắt, chóng mặt, vùng cổ vai bị đau mỏi hoặc co thắt khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động. Bệnh ở giai đoạn nặng hơn có thể gây ra tình trạng vùng cổ bị đau, căng cứng. Lúc này người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa về xương khớp, phục hồi chức năng để thăm khám và điều trị.
Để điều trị đau vai gáy cấp tính, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với các trường hợp đau vai gáy thông thường, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị bao gồm: Tập luyện, thay đổi chế độ sinh hoạt để cân bằng lại các cơ vùng cổ, vai gáy.
Đối với các trường hợp người bệnh có dấu hiệu đau mỏi nhiều, bệnh tiến triển nặng, cần kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu để kéo giãn cột sống, giúp các cơ ở vùng cổ vai gáy mềm và giãn ra. Nếu cơn đau mỏi vẫn kéo dài, người bệnh sẽ phải dùng đến phương pháp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu và thuốc để điều trị.
Trường hợp người bệnh đau vai gáy có xuất hiện thêm tê bì chân tay hoặc điều trị theo đúng phác đồ trong khoảng thời gian 3 - 6 tháng nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc đến việc sử dụng phẫu thuật để can thiệp.

PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Kim Liên
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan