Backgroup Default
Thứ bảy, 5/1/2025
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Y học thường thức
Ngày đăng:  30/08/2024, Lượt xem: 176

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày trong đó có những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng về lâu dài nó lại ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày.
Dấu hiệu dạ dày bị tổn thương
Có 2 loại viêm dạ dày là: Viêm dạ dày cấp tính có thể không cần điều trị, chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để giảm thiểu và hỗ trợ dạ dày phục hồi tổn thương và viêm dạ dày mạn xảy ra phần lớn là do vi khuẩn HP. Viêm dạ dày mạn có thể tiến triển thành viêm teo, dị sản ruột, và tiến triển thành các tổn thương tiền ung thư dạ dày cũng như tăng nguy cơ ung thư dạ dày cho người bệnh.
Dấu hiệu bị viêm dạ dày là cơn đau vùng thượng vị, ngoài ra bệnh còn gây ra cảm giác: Buồn nôn, chán ăn, khó chịu trong bụng và ợ chua, ợ hơi. Cảm giác trướng bụng ậm ạch sau ăn nên không ăn được nhiều như bình thường nôn và nôn.
Cần lưu ý, rằng những triệu chứng này tương đồng với những bệnh tiêu hóa khác . Vì thế, khi người bệnh gặp những triệu chứng kể trên cần đi đến bệnh viện khám ngay lập tức để được chẩn đoán chuyên sâu và kết luận bệnh. Việc thăm khám sẽ giúp cho người bệnh nhận được phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý.

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày trong đó có những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng về lâu dài nó lại ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày

Những thói quen ăn, uống và sinh hoạt khiến dạ dày bị tổn thương
Ăn, uống không đúng bữa. Công việc bận rộn khiến bạn quên ăn quên uống, đến khi thấy đói lại vội ăn thật nhiều để xua tan cơn đói là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến sức khỏe dạ dày. Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Ăn quá nhanh: Nếu ăn quá nhanh, nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzym amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
Ăn quá nhiều vào buổi tối và trước khi đi ngủ: Nhiều người có thói quen bỏ qua bữa sáng, ăn bữa trưa vội vàng mang tính qua quýt, để rồi đến bữa tối lại ăn thật nhiều hoặc trước khi ngủ còn ăn đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ dàng bị suy yếu, ép dạ dày làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến viêm, loét dạ dày.
Ăn, uống không vệ sinh: Là nguy cơ mắc các căn bệnh về đường ruột như: Viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn... Đặc biệt, trong mùa hè nóng nực, khi các loại vi khuẩn phát triển sinh sôi một cách nhanh chóng.
Sử dụng nhiều rượu, bia và hút thuốc lá: Uống nhiều rượu không chỉ làm hại gan, khiến da bị mất nước, giết chết tế bào não mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, uống rượu còn làm chậm quá trình khỏi của bệnh loét dạ dày.
Thành phần nicotine trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày do: Thúc đẩy sự co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày; ức chế sự tổng hợp Prostaglandin có vai trò bảo vệ phục hồi niêm mạc dạ dày; ảnh hướng đến chức năng làm rỗng của dạ dày, dễ gây ra chảy mật ngược trong dạ dày mà cholat thành phần chủ yếu trong dịch mật có thể gây tổn hại lớn cho niêm mạc dạ dày; thúc đẩy sự bài tiết axít và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Viêm loét dạ dày có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Ảnh minh hoạ

Biến chứng khi bị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng như:
- Xuất huyết ở dạ dày.
- Gây thủng dạ dày.
- Hẹp môn vị.
- Ung thư dạ dày.
- Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.
Vì thế, để hạn chế dạ dày bị tổn thương, viêm loét, bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên: Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà phải đến bệnh viện thăm khám, điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Điều chỉnh chế độ ăn, uống khoa học, hợp lý. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá. Tăng cường vận động, luyện tập thể thao. Khám sức khỏe tổng quát, nội soi dạ dày, đại trạng theo định kỳ và chỉ định của bác sĩ.

BS. Nguyễn Hạnh
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan