Backgroup Default
Thứ ba, 5/11/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Y học thường thức
Ngày đăng:  30/08/2024, Lượt xem: 98

Đau nhức răng là triệu chứng mà ai cũng từng bị khi răng sâu, mọc răng khôn hoặc viêm nướu... Nhức răng sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây ra cho bệnh nhân không ít đau đớn.
Súc miệng nước muối
Sử dụng muối pha loãng súc miệng, chải răng… có khả năng sát khuẩn cao, giúp giảm đau và sưng. Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sẽ làm sạch kẽ răng và nướu, giúp làm giảm ê buốt, đau nhức và loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng. Đồng thời, nước muối sẽ hạn chế cơn đau răng tiến triển tệ hơn.
Cho nước ấm vào cốc đã để sẵn muối nồng độ cao khuấy đều cho đến khi hòa tan. Súc miệng đều đặn mỗi ngày khoảng 4 đến 5 lần trên 01 ngày để giảm sưng viêm và chữa lành mô mềm. Mẹo chữa đau răng này khá hiệu quả với tình trạng đau răng do viêm nướu, viêm quanh chân răng.
Cũng có thể đặt muối hạt vào lỗ sâu răng hoặc súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn và làm giảm cảm giác đau buốt răng. Nên ngậm trong miệng ít nhất 30 giây trước khi nhổ ra. Cách này mặc dù đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả.

Nhức răng sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây ra cho bệnh nhân không ít đau đớn

Sử dụng rượu
Sử dụng rượu để ngậm vì rượu có khả năng sát khuẩn nên đang đau răng có thể ngậm một chút rượu để giảm đau. Người ta có thể sử dụng rượu trắng hoặc các loại rượu ngâm hạt gấc, hạt cau. Tương tự như ngậm muối, bạn cũng nên ngậm rượu ít nhất 30 giây để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chườm mát
Để giảm cơn đau răng có thể lấy đá bọc túi vải chườm mát. Đây là một trong những cách giảm đau răng hàm nhanh nhất, an toàn và dễ thực hiện. Khi sử dụng phương pháp này, tránh tiếp xúc trực tiếp đá lạnh với da vì nguy cơ gây tổn thương.
Sử dụng gừng và tỏi
Để giảm đau răng có thể lấy gừng, tỏi thêm chút muối giã nhuyễn rồi cho nước hòa loãng. Sau đó lấy nước đó ngậm 10 phút. Bởi tỏi chứa chất allicin, có khả năng chống vi khuẩn mạnh mẽ. Lưu ý, pha loãng tỏi để tránh gây kích ứng, đây là một giải pháp tự nhiên hiệu quả để giảm đau răng và tạo cảm giác thoải mái.
Sử dụng bạc hà
Bạc hà là một loại cây có tác dụng gây tê, giúp làm dịu cơn đau răng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn được biết đến như một chất kháng khuẩn và hỗ trợ phòng chống hôi miệng hiệu quả. Ngâm lá bạc hà trong nước sôi trong 20 phút, sau đó để nguội và sử dụng làm nước súc miệng hoặc uống giúp giảm đau hiệu quả.
Dùng thuốc giảm đau
Trường hợp đau răng nhiều cần sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc có tác dụng nhanh chóng đối với những trường hợp cần giảm đau răng hàm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc một cách tùy tiện. Các thuốc thường được dùng là loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như: Acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả với những cơn đau răng sâu ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Ví dụ: Paracetamol dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng Ibuprofen không nên dùng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ em dưới 18 tuổi không được tự ý sử dụng Aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Nên súc miệng nước muối phòng đau răng

Đau răng khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi có cơn đau răng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Thông thường cần đến ngay cơ sở y tế khi cơn đau răng không giảm dần theo thời gian mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Thời gian đau răng kéo dài từ 2 ngày trở lên. Đau đầu khi mở miệng. Nhiệt độ cơ thể của tăng cao, cảm giác như: Sốt hoặc cảm thấy khó khăn khi nuốt hoặc thở.
Lời khuyên của bác sĩ
Để phòng ngừa đau răng cần chải răng ít nhất 2 lần trên ngày, mỗi lần 2 phút, bằng kem đánh răng chứa Fluoride để giảm đau răng hàm. Sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng sát khuẩn để làm sạch kẽ răng và ngăn ngừa vi khuẩn, từ đó giảm đau răng hàm.
Cần hạn chế đường và thức uống chứa đường để giảm đau răng hàm. Hạn chế hút thuốc lá để giảm đau răng hàm. Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và chữa trị đau răng hàm sớm

BS. Phan Đình Tùng
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan