Backgroup Default
Thứ bảy, 5/1/2025
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Y học thường thức
Ngày đăng:  14/03/2024, Lượt xem: 358

Men gan tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng gan bị viêm hoặc tổn thương. Những triệu chứng men gan tăng khá mơ hồ khiến người bệnh dễ chủ quan, không thăm khám điều trị và kiêng khem hợp lý làm bệnh ngày càng nặng hơn.
Các loại men gan phổ biến
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm gan hoặc tổn thương các tế bào gan như: Viêm gan hoặc các bệnh về gan. Theo đó, khi các tế bào gan bị viêm hoặc bị tổn thương sẽ giải phóng men gan vào máu, với mức độ cao hơn bình thường, làm tăng men gan khi xét nghiệm máu.
Men gan tăng cao có thể được phát hiện trong quá trình làm xét nghiệm máu định kỳ.
Các men gan phổ biến là:
– Alanin transaminase (ALT).
– Aspartate transaminase (AST).
– Gamma-glutamyl transferase (GGT).
– Alkaline phosphatase (ALP).

Biến chứng nguy hiểm của tăng men gan- Ảnh 1.

Uống nhiều rượu cũng có thể làm tăng nồng độ men gan

Các chỉ số men gan tăng cao
Có 4 chỉ số men gan thông dụng đã được chia theo mức độ tuổi tác và giới tính. Theo đó, các chỉ số bình thường được xác định như sau:
– ALT (hay GPT) dưới hoặc 35 UI/l (với nam giới) và nhỏ hơn hoặc bằng 25 UI/l (với nữ giới).
– AST (hay GOT) dưới hoặc 35 UI/l ( với nam giới) và nhỏ hơn hoặc bằng 25 UI/l (với nữ giới).
– GGT từ 5-60 UI/l.
– ALP từ 35-115 UI/l.
Men gan tăng cao nhiều hay ít không phản ánh được mức độ trầm trọng của tổn thương gan mà men gan tăng có nghĩa là lá gan của chúng ta đang có vấn đề. Vì vậy, khi ai đó đi xét nghiệm thấy men gan cao thì nên đi khám và kịp thời để tư vấn khám và điều trị.
Nguyên nhân gây tăng men gan
Có nhiều nguyên nhân khiến men gan tăng, một số yếu tố khác có thể làm tăng nồng độ men gan tạm thời như: Phản ứng với thuốc hay nội tiết tố thay đổi. Mức độ men gan tăng cao vì những yếu tố này thường sẽ trở lại trạng thái bình thường mà không cần điều trị trong 2 đến 4 tuần.
Tuy vậy, một số nguyên nhân khác sẽ nghiêm trọng hơn và cần được điều trị bao gồm:
– Một số loại thuốc gây tăng men gan: Một số loại thuốc như: Acetaminophen, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc giảm cholesterol, cũng có thể làm tăng nồng độ men gan.
– Các bệnh viêm gan: Bất kỳ loại viêm gan nào (bao gồm: Viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, D, E, viêm gan tự miễn) đều là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng men gan.
– Rượu: Uống nhiều rượu cũng có thể làm tăng nồng độ men gan.
– Gan nhiễm mỡ: Sử dụng nhiều rượu, béo phì và hội chứng chuyển hóa và một loạt các yếu tố khác có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Bất kể nguyên nhân là gì, bệnh gan nhiễm mỡ sẽ làm tăng nồng độ men gan của bạn.
– Bệnh Wilson: Rối loạn chuyển hóa đồng di truyền gây lắng đọng đồng tại gan.
– Xơ gan: Xơ gan là tình trạng gan bị tổn thương mạn tính. Tổn thương này khiến cho lượng men gan tăng cao.
– Ung thư gan: Ung thư ảnh hưởng đến gan đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ men gan.
– Bệnh tuyến giáp: Cường giáp đôi khi có thể gây ra mức độ men gan cao.
– Thảo dược: Một số người bổ sung các viên thảo dược có thể gây tăng men gan. Các chất bổ sung như: Sắt, vitamin A, comfrey và chaparral có thể làm tăng nồng độ men gan.

Những triệu chứng men gan tăng khá mơ hồ, khiến người bệnh dễ chủ quan

Tăng men gan gây biến chứng gì?
Men gan cao phản ánh tình trạng tế bào gan đang bị tổn thương, gan đang bị viêm. Nếu men gan tăng nhẹ dưới 2 lần thì người bệnh hầu như chưa có biểu hiện triệu chứng gì, nếu không đi xét nghiệm thì không thể biết được.
Ở giai đoạn này, nếu sử dụng bia, rượu nhiều sẽ rất nguy hiểm vì lượng acetaldehyt là chất độc được sản sinh ra khi sử dụng bia, rượu sẽ phá hủy tế bào gan rất mạnh, có thể tế bào gan bị hủy hoại hàng loạt gây viêm gan cấp, hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng. Mặt khác, men gan cao nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan.
Chỉ số AST và ALT trong men gan cao sẽ dự báo tuổi thọ giảm dần, tăng tỷ lệ tử vong từ 21 – 78%. Nếu chỉ số AST tăng gấp đôi thì sẽ tăng 32% nguy cơ tử vong, nếu tăng hơn gấp đôi thì nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Khi chỉ số ALT gấp đôi sẽ tăng 21% nguy cơ tử vong và khi tăng hơn gấp đôi, nguy cơ sẽ là 59%.

BSCKI. Phạm Thị Thanh
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan