Backgroup Default
Thứ năm, 26/12/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Y học thường thức
Ngày đăng:  31/10/2023, Lượt xem: 364

Đường huyết tăng cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh thuốc, một số thảo dược có thể hỗ trợ hạ đường huyết.

1. Lô hội hỗ trợ hạ đường huyết

Lô hội (Nha đam) từ lâu đã được cho là có đặc tính hạ đường huyết. Một đánh giá năm 2016 của 8 nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng, nha đam đường uống giúp cải thiện kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này.

Nha đam có thể dùng dưới dạng nước ép uống hoặc dạng chiết xuất và thực phẩm bổ sung.

Tuy nhiên, nước ép nha đam có thể gây tiêu chảy, phát ban và chuột rút (vọp bẻ). Điều này là do mủ được tìm thấy trong phần xanh của lá gây ra tình trạng này. Do đó, khi dùng hãy chọn lấy phần trong của lá lô hội và không nên uống quá 200 ml nước ép/ngày (vì uống nhiều có thể gây tiêu chảy).

Nha đam cũng có thể tương tác với các loại thuốc như: Thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau opioid... Những tương tác này có thể làm giảm hoặc tăng hoạt tính của thuốc làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Để an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lô hội dưới mọi hình thức.

Lô hội có thể hỗ trợ giảm đường huyết nhưng dùng cần thận trọng

 

2. Quế hỗ trợ hạ đường huyết

Một nghiên cứu năm 2020 cho biết quế (vỏ cây quế), có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị tiền đái tháo đường.

Quế được dùng bằng đường uống như một chất bổ sung. Hầu hết, các nhà sản xuất khuyên dùng liều từ 250 mg đến 500 mg hai lần mỗi ngày. Khi dùng với liều lượng cao, quế có thể gây ợ nóng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Một số loại quế có chứa một hợp chất gọi là coumatin có thể làm tăng men gan.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung quế, đặc biệt nếu người bệnh bị bệnh gan.

3. Mướp đắng

Mướp đắng (khổ qua) là một loại trái cây đã được sử dụng cho mục đích y và như một phương thuốc thảo dược hỗ trợ giảm lượng đường trong máu (hạ đường huyết).

Mướp đắng có thể được ăn cả trái hoặc ép lấy nước, hoặc dùng hạt nghiền thành bột. Chiết xuất mướp đắng cũng được bán dưới dạng thảo dược bổ sung. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều mướp đắng cũng có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng…

Khi dùng mướp đắng cùng insulin có thể có nguy cơ hạ đường huyết.

Mướp đắng có thể được ăn cả trái hoặc ép lấy nước

 

4. Nhân sâm mỹ

Nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolius), là một loại thảo mộc thường được sử để ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Có thể dùng nhân sâm dưới dạng chiết xuất hoặc ở dạng viên nang hoặc thảo mộc. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những cách tốt nhất để kết hợp bổ sung thảo dược này vào chế độ ăn uống hoặc điều trị.

Nhân sâm đã được phát hiện là có tương tác vừa phải với các loại thuốc trị đái tháo đường như insulin và sulfonylurea… Những tương tác này có thể dẫn đến hạ đường huyết.

Các sản phẩm nhân sâm cũng có thể tương tác bất lợi với thuốc làm loãng máu và một số thảo dược khác như: Gừng, cỏ cà ri… Một số người dùng nhân sâm có thể bị mất ngủ, tiêu chảy, đau đầu…

5. Hạt thìa là đen

Hạt thìa là đen là một phương thuốc tự nhiên được cho là có đặc tính hạ đường huyết. Một đánh giá về các nghiên cứu năm 2019 cho thấy, hạt thìa là đen có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 bằng cách tăng độ nhạy insulin mà tăng mức insulin tổng thể. Hợp chất được cho là có ảnh hưởng đến những thay đổi này là thymoquinone.

Hạt thìa là đen thường được coi là an toàn khi sử dụng cho mục đích ẩm thực hoặc dùng làm thực phẩm bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu cho dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn hoặc táo bón, đặc biệt là khi dùng ở liều cao hơn.

Nó cũng có thể tương tác với một số loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao. Nếu bạn đang được điều trị huyết áp cao, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng hạt thìa là đen.

DS. Hoàng Thu

  Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan