Backgroup Default
Thứ tư, 26/12/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Y học thường thức
Ngày đăng:  15/02/2024, Lượt xem: 363

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, tăng cường tim mạch và tuần hoàn, ngăn ngừa béo phì… Tuy nhiên, nhiều sai lầm dưới đây có thể làm giảm hiệu quả của việc chạy bộ…
1. Sai lầm 1: Chạy bộ quá nhanh
Chạy bộ quá nhanh là một trong những sai lầm điển hình của người mới chạy bộ. Việc chạy bộ quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và gây mệt mỏi cho người tập. Điều quan trọng nhất trong chạy bộ là duy trì tập luyện đều đặn và không tập quá sức ở mỗi buổi tập.
Do đó, nếu muốn cải thiện sức khỏe và thể lực thông qua việc chạy bộ, nên thực hiện nó một cách chậm rãi. Bởi vì tốc độ phù hợp là điều kiện cần thiết để rèn luyện sức bền hiệu quả.
Để xem bạn có chạy quá nhanh hay không có thể kiểm tra bằng cách: Chạy mà không thở hổn hển, có nghĩa là vẫn có thể trò chuyện trong khi chạy bộ.

Chạy bộ quá nhanh là sai lầm nhiều người mắc phải

2. Sai lầm 2: Không kiểm tra sức khỏe trước khi bắt đầu chạy
Đây cũng là một sai lầm nhiều người mắc phải. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết các trường hợp tử vong trong thể thao là do người tham gia không được chăm sóc y tế đầy đủ.
Nhiều người cho rằng việc chạy bộ đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, với một số trường hợp cụ thể như thừa cân, ốm yếu hoặc trên 65 tuổi và hiếm khi tập thể dục… nên được bác sĩ kiểm tra trước khi bắt đầy tập chạy bộ lần đầu tiên.
3. Sai lầm 3: Chọn sai giày chạy
Một đôi giày phù hợp là điều quan trọng nhất khi chạy bộ. Giày không vừa chân, quá rộng hoặc quá chật có thể gây ra vấn đề, thậm chí là chấn thương khi tập luyện.
Do đó, khi mua giày, nên thử sao cho thật vừa vặn, thoải mái. Nên thường xuyên thay giày chạy bộ sau khi chạy 600 km.

Nên chọn giày vừa vặn, thoải mái

4. Sai lầm 4: Khởi động không đúng cách
Nhiều người cho rằng chạy chính là khởi động nên thường không khởi động hoặc khởi động không đúng cách. Tuy nhiên, việc khởi động trước khi chạy bộ có thể giúp việc tập luyện trở nên dễ dàng hơn, tránh được các chấn thương.
Nên bắt đầu chạy với việc đi bộ chậm trong 5 phút sau đó nhanh hơn.
5. Sai lầm 5: Chạy bộ quá muộn
Việc lựa chọn chạy vào buổi tối có thể khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. Nên chạy bộ trước khi ngủ khoảng 2 tiếng hoặc chạy bộ vào buổi sáng hoặc trong giờ nghỉ trưa.
Điều này cho phép bạn bắt đầu ngày làm việc sảng khoái và có nhiều thời rảnh để tham gia các hoạt động khác vào cuối ngày.
6. Sai lầm 6: Tập luyện quá sức
Nhiều người quá mong mỏi hiệu quả của việc chạy bộ nên đã dành nhiều thời gian để luyện tập. Điều này dẫn đến hiệu suất giảm sút hoặc trì trệ vì cơ thể không thể theo kịp sự thích nghi, khiến cơ thể bị đau nhức cơ bắp, mệt mỏi, dễ dẫn đến chấn thương, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng và thay đổi tâm trạng.

Chạy quá sức có thể gây chấn thương cho người tập 

7. Sai lầm 7: Uống không đủ nước
Bổ sung đủ nước rất quan trọng đối với người chạy bộ vì nước giúp tăng cường khả năng điều chỉnh nhiệt độ. Nước giúp cải thiện khả năng phục hồi nhanh của cơ thể sau các cuộc đua dài. Uống đủ nước cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng chuột rút cơ bắp, giữ tinh thần tỉnh táo và tập trung.
Tuy nhiên, nhu cầu nước uống của mỗi người là khác nhau. Thông thường nên uống khoảng 450ml - 650ml nước trước khi chạy. Cứ chạy được 20 phút bổ sung 150 - 230 ml nước.
Nước khoáng chứa natri và magie hoặc nước ép không đường rất phù hợp cho người chạy bộ. Nếu bị thiếu nước trong khi chạy có thể khiến người chạy bị chuột rút, buồn nôn, chóng mặt…
‎8. Sai lầm 8: Chạy bộ không đều
Nhiều người khi mới chạy bộ thường chăm chỉ luyện tập trong một tuần đầu, sau đó nghỉ cả tuần tiếp theo, rồi mới bắt đầu chạy lại. Tuy nhiên, đây là một sai lầm.
Để đạt được hiệu quả của việc chạy bộ cần luyện tập thường xuyên. Tốt nhất nên chạy 3 lần/tuần, khoảng 30 phút/lần.
9. Sai lầm 9: So sánh với những người chạy bộ khác
Không nên so sánh mình với những người khác, bởi mỗi người có sức khỏe, khả năng chịu đựng khác nhau, sở thích khác nhau.
Việc so sánh mình với người khác làm tăng áp lực lên bản thân và khiến cho tinh thần luyện tập có thể giảm sút. Hãy lắng nghe cơ thể để tìm được cách luyện tập hiệu quả nhất và cải thiện mỗi ngày.

BS. Nguyễn Trọng Thủy
www.suckhoedoisong.vn

 

 

Bài viết liên quan