Backgroup Default
Thứ sáu, 4/7/2025
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Y học thường thức
Ngày đăng:  03/07/2025, Lượt xem: 54

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng. Khi chức năng của thận giảm sẽ không thể lọc máu và loại bỏ chất thải cùng nước dư thừa khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến sự tích tụ của các chất độc và chất lỏng trong máu có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Dấu hiệu của suy thận
Suy thận thường phát triển từ từ, có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
Một số triệu chứng phổ biến
Khi thận không hoạt động tốt, cơ thể sẽ tích tụ độc tố và chất thải, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, suy nhược.
Người bị bệnh thận có thể gặp vấn đề về tiểu tiện như: Đi tiểu nhiều lần hơn (đặc biệt là vào ban đêm) hoặc giảm lượng nước tiểu. Nước tiểu có thể có bọt (do rò rỉ protein) hoặc kèm máu.
Gây phù nề ở bàn chân, mắt cá chân, tay và mặt. Hiện tượng này xảy ra do việc tích tụ dịch trong cơ thể vì thận không loại bỏ được nước dư thừa.
Suy giảm chức năng thận làm mất cân bằng khoáng chất và dưỡng chất trong cơ thể, có thể gây ngứa và khô da.
Sự tích tụ chất thải và độc tố trong máu có thể làm cho người bệnh mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn hoặc nôn.
Chất lỏng tích tụ trong phổi hoặc thiếu hụt hồng cầu do thiếu erythropoietin (hormone sản sinh từ thận) có thể gây khó thở.
Tích tụ ure trong máu có thể gây ra hơi thở có mùi, thường được miêu tả là mùi amoniac.
Suy thận có thể gây thiếu máu, dẫn đến cảm giác lạnh, suy nhược và khó chịu ngay cả khi trời nóng.
Một số người có thể cảm thấy đau ở vùng lưng dưới hoặc vùng gần thận.

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng

Suy thận không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thận mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Suy thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (cao huyết áp, suy tim và xơ vữa động mạch) ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch.
Rối loạn chuyển hóa: Mất cân bằng khoáng chất như: Canxi và phosphor, gây loãng xương, đau nhức và dễ bị gãy xương.
Hệ miễn dịch suy yếu làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ viêm phổi, viêm đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng máu.
Bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và đau nhức cơ thể, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống.
Không có cách nào để phòng ngừa hoàn toàn bệnh suy thận, mọi người chỉ có thể áp dụng các phương pháp duy trì lối sống lành mạnh để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bằng cách:
- Uống đủ nước.
- Nếu có các bệnh lý nền, bệnh lý đồng mắc thì cần kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết…
- Thường xuyên tập thể dục.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, rau xanh, hoa quả… vào chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, đồ nhiều muối.
- Kiểm soát lượng protein và kali nạp vào cơ thể.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ, không chủ quan với những bất thường của cơ thể.
- Tránh xa căng thẳng, stress trong cuộc sống, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu có bất thường về sức khỏe người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn đưa ra phương án điều trị.

BS. Nguyễn Văn Liên
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan