Backgroup Default
Thứ năm, 26/12/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Y học thường thức
Ngày đăng:  11/01/2024, Lượt xem: 247

Thói quen vừa ăn vừa uống nước (bất kể loại nước nào) tưởng chừng như vô hại nhưng nếu duy trì lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Việc uống nước khi ăn là kích thước dạ dày tăng, quá trình tiêu hóa đồ ăn bị gián đoạn… Từ đây, hàm lượng insulin bị dao động mạnh, tạo điều kiện cho mỡ tích tụ nhiều hơn trong cơ thể, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng.
Vai trò của nước đối với cơ thể
60% cơ thể chúng ta là nước, vì vậy vai trò của nước là rất quan trọng với con người. Lượng nước bạn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm khí hậu bạn sống, mức độ hoạt động thể chất và liệu bạn có gặp vấn đề sức khỏe nào không.
Các vai trò của nước là:
- Làm dịu cơn khát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
- Nước cũng giữ cho các mô trong cơ thể đủ độ ẩm, bảo vệ tủy sống, và như: Một chất bôi trơn và đệm cho khớp.
- Giúp bài tiết chất thải thông qua mồ hôi, đi tiểu và đại tiện. Thận, gan và ruột sử dụng nước để giúp loại bỏ chất thải.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Giảm triệu chứng táo bón.
- Giảm cân.
- Vai trò của nước đối với cơ thể đặc biệt hơn khi uống nước lạnh làm tăng sinh nhiệt. Tăng nhiệt độ bên trong cơ thể.
- Uống nước có thể giúp ngăn ngừa tái phát ở những người từng bị sỏi thận.
- Vai trò của nước đối với con người có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, mang oxy đến các tế bào để giữ cho chúng hoạt động tốt.

Thói quen vừa ăn vừa uống nước (bất kể loại nước nào) tưởng chừng như vô hại nhưng nếu duy trì lâu dài sẽ gây hậu quả tới sức khỏe của bạn

Những nguy hại tới sức khỏe khi vừa ăn vừa uống nước
Nước tuy rất tốt cho cho cơ thể nhưng nếu không sử dụng đúng và khoa học chúng ta sẽ gặp nhiều hệ lụy, nhất là đối với nhiều người có thói quen vừa ăn vừa uống nước. Đó là:
- Uống nước trong khi ăn gây khô miệng
Nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy nếu duy trì uống 1 ly nước trong khi đang ăn sẽ làm lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng giảm đáng kể, thậm chí là "cạn nước bọt" gây trở ngại trong việc nhai và tiêu hóa thức ăn. Nếu thiếu đi nước bọt, quá trình nghiền nhuyễn và tiêu hóa thức ăn sẽ gặp phải những vấn đề nhất định, gây triệu chứng khó chịu như: Khô miệng, khó nuốt, chán ăn, hôi miệng, trào ngược axit trong lúc ăn, hỏng men răng,...
- Không có lợi cho hệ tiêu hóa
Khi bạn uống nước trong khi đang ăn, lượng nước bọt trong miệng bị loãng ra và gần như: Mất tác dụng ban đầu, khiến hệ tiêu hóa và dạ dày làm việc mệt mỏi hơn bởi lượng thức ăn chưa được xử lý tốt khi ở trong khoang miệng.
Điều này nếu duy trì thời gian dài dễ dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa, làm dạ dày bị yếu đi, dễ gặp những triệu chứng khó chịu như đầy bụng khó tiêu, chướng bụng, đau bụng, ợ nóng, ợ hơi,...

Nếu duy trì uống 1 ly nước trong khi đang ăn sẽ làm lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng giảm đáng kể, thậm chí là "cạn nước bọt" gây trở ngại trong việc nhai và tiêu hóa thức ăn

- Hấp thụ dinh dưỡng chậm
Việc bổ sung nước cho cơ thể quá nhiều lúc đang ăn sẽ làm dịch tiêu hóa bị loãng ra, tác động tiêu cực đến nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó, những chất dinh dưỡng không còn được hấp thụ một cách tốt nhất nữa, những loại vitamin và chất khoáng được hấp thu giảm mạnh.
- Dễ gây ợ chua
Uống nước trong khi đang ăn là thói quen gây hại dạ dày, làm dạ dày áp lực hơn trong việc tiêu hóa khi uống quá nhiều nước. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng axit dạ dày dễ bị trào ngược, chuỗi phản ứng diễn ra liên tục dẫn đến ợ chua.
- Làm loãng acid clohydric
Theo nghiên cứu, dạ dày có chứa acid clohydric, điều cần thiết để phá vỡ thức ăn mà chúng ta ăn. Khi bạn nuốt nước cùng với thức ăn, điều này sẽ pha loãng acid clohydric khiến quá trình tiêu hóa hoạt động sai. Thói quen này lâu dần sẽ khiến dạ dày hoạt động vất vả hơn, gây ra các chứng bệnh đau dạ dày, ợ hơi, trào ngược dạ dày...

BS. Đỗ Thanh Hải
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan