Backgroup Default
Thứ bảy, 5/1/2025
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Bệnh không lây nhiễm
Ngày đăng:  30/12/2024, Lượt xem: 23

Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Tai biến này thường để lại di chứng hết sức nặng nề như: Liệt nửa người, nói ngọng, bại não, hôn mê, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong.
Đột quỵ do tăng huyết áp thường xảy ra vào mùa lạnh vì khi nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự tỏa nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên.
Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu cũng tăng. Tình trạng co mạch làm lượng máu trở về tim tăng dẫn đến huyết áp tăng, từ đó dễ biến chứng đột quỵ.
Ghi nhận thực tế cho thấy, tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Tai biến này thường để lại di chứng hết sức nặng nề như: Liệt nửa người, nói ngọng, bại não, hôn mê, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong.
Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thường không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan hoặc nhầm lẫn với triệu chứng của các căn bệnh khác. Những người có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp nguy cơ xảy ra đột quỵ tăng lên gấp 3 hoặc 4 lần so với người bình thường.
Phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp
Bệnh đột quỵ do tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó các biện pháp phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp là cần thiết, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Để phòng ngừa đột quỵ có hiệu quả thì người bệnh cần tuân thủ tốt các chế độ phòng bệnh sau đây:
- Đối với người chưa mắc bệnh tăng huyết áp: Thực hiện đo huyết áp ít nhất hai lần mỗi năm.
- Người mắc bệnh tăng huyết áp nên kiểm soát huyết áp và khống chế huyết áp để đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu. Theo đó, nguyên tắc sử dụng thuốc hạ huyết áp là bắt đầu sử dụng thuốc với liều thấp để đạt hiệu quả cao, đồng thời hạn chế được tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Người bệnh nên duy trì huyết áp dưới 120/80 mmHg. Trên mức 140/90 mmHg là tăng huyết áp. Mặt khác, người bệnh cũng chỉ nên sử dụng thuốc hạ huyết áp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hoặc giãn cách liều thuốc, kể cả trong trường hợp đã thấy cơ thể khỏe mạnh hoặc chỉ số huyết áp đã trở về bình thường.

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não, đột quỵ

- Kiểm soát lối sống, chế độ dinh dưỡng phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp
Lối sống và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não. Một số yếu tố nguy cơ cần kiểm soát để phòng bệnh như sau:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn có muối, sử dụng muối vì muối chứa natri và việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Để giảm tiêu thụ muối, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt đồ hộp. Thay vào đó, sử dụng các loại gia vị tươi, các loại hương vị khác như: Tỏi, hành, ớt để tăng hương vị cho các món ăn.
- Thực phẩm hạn chế dùng: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh chứa nhiều muối: Thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối, xúc xích, lạp xưởng,… Thực phẩm chứa nhiều Cholesterol như: Phủ tạng động vật (tim, lòng, óc…), tủy xương, lòng đỏ trứng;
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Dầu dừa, dầu cọ, mỡ động vật, bơ động vật, sữa toàn phần; Thực phẩm chứa nhiều đường: đường kính, nước ngọt, bánh kẹo, kem, chè…
- Duy trì cân nặng phù hợp.
- Vận động cơ thể đều đặn, tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày.
- Giảm căng thẳng tâm thần vì stress gây tăng huyết áp và có thể gây ra đột quỵ.
- Duy trì tập luyện đều đặn giúp ngăn ngừa đột quỵ.
Đặc biệt những người bệnh tăng huyết áp cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần. LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng/lần. Theo đó, việc điều trị bằng thuốc cần phải kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống mới có hiệu quả cao.
Tóm lại: Điều trị đột quỵ phải mất nhiều thời gian và rất tốn kém tiền bạc. Vì vậy để phòng ngừa đột quỵ phải quản lý và điều trị tốt bệnh tăng huyết áp tại phòng khám tim mạch, phòng khám nội ở các bệnh viện… Ngoài ra, còn phải phòng ngừa tăng huyết áp với chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn mỡ động vật và thay bằng dầu thực vật. Nếu quản lý và điều trị dự phòng tăng huyết áp tốt thì đột quỵ sẽ giảm.

BSCKI. Trần Thị Lệ Hằng
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan