Backgroup Default
Thứ năm, 26/12/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Bệnh truyền nhiễm
Ngày đăng:  18/11/2024, Lượt xem: 37

Đến mùa hồng chín, tôi phải săn dơi để bảo vệ vườn, đôi khi bị dơi cắn. Tôi có cần tiêm văc xin phòng bệnh không? Minh Khang (38 tuổi, Lâm Đồng)
Trả lời:
Dơi là loài động vật có vú máu nóng nên có khả năng lây truyền vi rút dại cho người thông qua vết cắn. Thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hơn 90% trường hợp mắc bệnh dại ở nước này có nguồn lây từ động vật hoang dã, đứng đầu là dơi.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn tiêm vắc xin phòng dại, cũng như phương pháp chăm sóc, theo dõi sức khỏe sau khi bị cắn.

Dơi là loài động vật có vú máu nóng nên có khả năng lây truyền virus dại cho người thông qua vết cắn. Ảnh minh họa: Vecteezy

Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật có vú máu nóng mang mầm bệnh. Các biểu hiện lâm sàng gồm sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong.
Khi bị động vật cắn, người dân nên chủ động rửa sạch vết thương bằng xà phòng hoặc các loại dầu gội, sữa tắm trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng cồn 45 - 70 độ hoặc cồn iốt; bao bọc vết cắn bằng băng sạch và tới cơ sở y tế trong ngày để được điều trị.
Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vắc xin huyết thanh là cách phòng bệnh duy nhất. Tại Việt Nam, đang có 2 loại vắc xine dành cho người lớn và trẻ em bao gồm: Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ).
Người chưa tiêm dự phòng, phác đồ 5 mũi, bổ sung hai mũi vào các lần bị thương sau. Ngoài ra, vắc xin dại có thể tiêm dự phòng trước khi bị phơi nhiễm với phác đồ gồm ba mũi, tiêm thêm hai mũi mỗi lần bị động vật cào, cắn và không cần sử dụng huyết thanh.

BS.Nguyễn Minh Luân
Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNV
www.vnexpress.net

Bài viết liên quan