Backgroup Default
Thứ năm, 26/12/2024
TRANG CHỦ    Kiến thức y khoa    Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
Ngày đăng:  01/11/2024, Lượt xem: 50

Tăng huyết áp ở trẻ em xảy ra khi huyết áp của trẻ bằng hoặc cao hơn 95% trẻ khác cùng tuổi, cùng giới tính khi sinh và chiều cao.
Tăng huyết áp (hay huyết áp cao) ở trẻ em khác với ở người lớn vì mức huyết áp khỏe mạnh thay đổi khi trẻ lớn lên. Các bác sĩ chẩn đoán huyết áp cao ở trẻ em có nhiều chỉ số huyết áp. Do đó, trẻ em nên đo huyết áp trong mỗi lần thăm khám.
1. Đông y có chữa được tăng huyết áp ở trẻ em không?
Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc tây y trong điều trị tăng huyết áp ở trẻ em. Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng song song thuốc đông y và tây y để điều trị huyết áp cao ở trẻ em. Bởi đôi khi thuốc đông y và tây y kết hợp có thể không đáp ứng điều trị bệnh.
2. Tăng huyết áp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trẻ bị tăng huyết áp mà không được điều trị sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não… Do đó, khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu tăng huyết áp, cha mẹ/người chăm sóc cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán tăng huyết áp và tìm nguyên nhân điều trị.
3. Cách chăm sóc bệnh tăng huyết áp ở trẻ em tại nhà

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp ở trẻ em

Có một số bước mà trẻ có thể thực hiện để ngăn ngừa tăng huyết áp, bao gồm:
Duy trì cân nặng khỏe mạnh cho trẻ: Cha mẹ nói chuyện với bác sĩ về phạm vi cân nặng khỏe mạnh phù hợp với độ tuổi, giới tính khi sinh và chiều cao của trẻ.
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và đường: Thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn các chất này trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cho trẻ.
Tập thể dục: Đặt mục tiêu dành 60 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh mẽ: Điều này có thể giúp kiểm soát cân nặng của trẻ và giúp giảm nguy cơ cao huyết áp.
Có giấc ngủ chất lượng: Khuyến khích thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ. Giấc ngủ chất lượng là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Nếu nghi ngờ trẻ có thể bị rối loạn giấc ngủ, hãy đi khám ngay lập tức.
Tránh cho trẻ hít khói thuốc lá thụ động: Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc thụ động cũng có thể làm tăng huyết áp.
4. Bệnh tăng huyết áp ở trẻ em có chữa khỏi không?
Cha mẹ có thể lo lắng khi biết con mình bị tăng huyết áp nhưng cao huyết áp ở trẻ em có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống và theo dõi thường xuyên.
Đối với trẻ béo phì, nguy cơ mắc tăng huyết áp cao gấp 2-6 lần so với trẻ bình thường. Trẻ béo phì mắc tăng huyết áp nếu không kiểm soát tốt huyết áp cũng có thể dẫn tới đột quỵ như người lớn. Bởi khi lượng mỡ (điển hình là mỡ bụng) có thể gây áp lực lên các động mạch, làm tăng huyết áp. Một khi huyết áp cao sẽ khiến áp lực bơm máu lên não đột ngột tăng vọt. Từ đó dễ gây chảy máu não (đột quỵ xuất huyết não).
Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng thúc đẩy các cục máu đông (huyết khối) di chuyển lên động mạch não gây tắc nghẽn mạch máu não gây thiếu máu não cục bộ (đột quỵ thiếu máu não).
Vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ béo phì ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Có nhiều lựa chọn cho cha mẹ khi muốn đưa trẻ thăm khám, chữa bệnh tăng huyết áp như đến các cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh hoặc Trung ương với các lựa chọn khám theo yêu cầu, khám dịch vụ, khám theo chế độ BHXH…
Bảng giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.
Bảng giá khám, chữa bệnh dịch vụ, theo yêu cầu, tư vấn dinh dưỡng được ghi trên bảng giá theo quy định của bệnh viện.

BS. Nguyễn Nguyên
www.suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan